Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM LIỆU CÓ SÁNH VAI ĐƯỢC VỚI CƯỜNG QUỐC NĂM CHÂU?

Liệu có sánh vai được với năm châu???    Lời dạy, mục tiêu, kế hoạch, tầm nhìn, đổi mới, hội nhập là những con đường để Việt Nam sánh vai vớ...

Liệu có sánh vai được với năm châu???

   Lời dạy, mục tiêu, kế hoạch, tầm nhìn, đổi mới, hội nhập là những con đường để Việt Nam sánh vai với năm châu. Chuyển biến thì có, nhưng là chuyển so với thời bo bo, còn vẫn đứng yên so với thế giới, nghĩa là vẫn chỉ mãi đi sau. Liệu thế giới có đứng yên chờ ta đuổi. Nào cùng đi đến các con số để thấy mọc được chút vảy rồng, lông hổ nào chưa nào.

    Thu nhập bình quân đầu người (GDP) năm 1990 của thế giới là 4168 USD, của Việt Nam là 98 USD, tức là chênh nhau 4070 USD. Đến năm 2012 thì GDP của thế giới là 10.178 USD còn Việt Nam là 1749 USD, tức là chênh nhau 8999 USD. Nghĩa là sau 22 năm, thế giới đã đi trước chúng ta về thu nhập là hơn 2 lần. 

    Năm 1990 Indoensia hơn Việt Nam là 487 và 2.051 USD/người; năm 2017 tăng lên 1.458 và 5.315 USD/người. Gấp 2,99 và 2,59 lần.

Năm 1990 Thái Lan hơn Việt Nam là 1.410 và 3.359 USD/người; năm 2017 tăng lên 4.205 và 11.095 USD/người. Gấp 2,98 và 3,30 lần.

Năm 1990 Malaysia hơn Việt Nam là 2.343 và 5.881 USD/ người; năm 2017 tăng lên 7.556 và 22.655 USD/người. Gấp 3,22 và 3,85 lần.

Năm 1990 Singapore hơn Việt Nam là 11.766 và 21.259 USD/ người; năm 2017 tăng lên 55.325 và 87.129 USD/người. Gấp 4,70 và 4,09 lần.

Năm 1990 Hàn Quốc hơn Việt Nam là 6.418 và 7.337 USD/ người; năm 2017 tăng lên 27.354 và 31.484 USD/người. Gấp 4,26 và 4,29 lần.

Xin được nói thêm vài câu về Hàn Quốc. Năm 1960 GDP đầu người của Hàn Quốc là 100 USD/người, năm 1990 là 6.516 USD/người, tức tăng gấp hơn 65 lần trong 30 năm. Đến năm 2017 GDP đầu người của họ đã là 29.743 USD/người,

Cũng tính cho khoảng 30 năm, GDP đầu người của nước ta chỉ tăng từ khoảng 100 USD năm 1990 lên 2.389 USD/người năm 2017, chỉ tăng gấp 24 lần, trong điều kiện đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu của Hàn Quốc kém Việt Nam. Đồng thời, ngay từ đầu Hàn Quốc không chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo giá hiện hành năm 2017 đạt 2.389 USD, gấp trên 24 lần năm 1990 (98 USD), nhưng chỉ tương đương mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1990 (2.441 USD); của Thái Lan năm 1993 (2.208 USD); của Indonesia năm 2008 (2.300 USD). Như vậy, Việt Nam đi sau sau Malaysia 27 năm; Thái Lan 23 năm; sau Indonesia và Philippines 9-10 năm… theo các tính toán như trên.

    Rõ rằng khả năng đuổi kịp các nước trong khu vực về thu nhập bình quân đầu người trở nên rất khó khăn, bởi lẽ, nếu tăng trưởng kinh tế 5%/năm thì đến 2035, tức gần 20 năm nữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ bằng 83% GDP bình quân đầu người của Thái Lan hiện nay. Còn nếu tăng trưởng kinh tế 7%/năm trong 20 năm liên tục thì đến 2035 GDP bình quân đầu người của Việt Nam bằng 98% của Malaysia hiện nay, trong khi đó những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của các nước này không thấp.

    Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không đẩy lùi được “nguy cơ tụt hậu” về kinh tế như đã chỉ ra 30 năm nay và “tụt hậu” cứ đeo đẳng chúng ta? 

    Anh Phúc có nói là đến 2035 thì GDP sẽ là 10.000 USD, năm 2045 sẽ là 18.000 USD. Anh Trọng thì bảo 2045 sẽ là 20.000 USD. Thực ra nội lực để tăng trưởng của Việt Nam không còn nhiều. Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, dân số đang già hóa và cái bẫy thu nhập giá rẻ vẫn còn ngoạm vào chân. Cũng như cách điều hành kinh tế theo kiểu thu hút đầu tư, vay mượn vô tội vạ và hội nhập khi chưa đủ năng lực. Không chú trọng nhiều cho việc nâng cao trình độ, năng lực sản xuất cho khối nội địa và đánh đổi quá nhiều lợi ích quốc gia để đổi lấy con số tăng trưởng ảo trong khi đó thu về không cân xứng với mất đi. Vậy thì đến bao giờ mới hóa rồng hổ hay cường quốc? Và liệu thế giới có đứng im một chỗ chờ ta đuổi hay không? Với cách điều hành kinh tế của cộng sản thì không bao giờ có chuyện thần kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore. Hơn 30 năm đổi mới cũng chỉ thoát nghèo đôi chút và có mức thu nhập gọi là trung bình kém so với thế giới mà thôi. Vậy thì còn bao nhiêu cái 30 năm nữa để lên đến XHCN, hết thế kỷ này như anh Trọng nói ư? Hay như anh Vinh cựu bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói : Làm gì có XHCN đâu mà tìm.
( Bài viết có sử dụng tư liệu tổng hợp).

Nguyễn Việt Nam



Không có nhận xét nào