Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỤ XÂM HẠI HỌC SINH NAM

VỤ XÂM HẠI HỌC SINH NAM 1. Ngoài lề trước: Mình đi tập huấn vài lần về ấu dâm và đồng tính, mình hay nói khi mọi người thấy một người đàn ôn...

VỤ XÂM HẠI HỌC SINH NAM

1. Ngoài lề trước: Mình đi tập huấn vài lần về ấu dâm và đồng tính, mình hay nói khi mọi người thấy một người đàn ông ấu dâm trẻ nam và gọi họ là người đồng tính là chưa chính xác. Đa phần đàn ông ấu dâm nam không phải là người đồng tính nam, trong một nghiên cứu 175 người nam ấu dâm nam thì không ai nhận mình là người đồng tính (Groth et. Birnbaum, 1978). Vì định nghĩa homosexual orientation là sự hấp dẫn giữa những người trưởng thành cùng giới. Người ái nhi họ bị kích thích bởi những đặc điểm cơ thể của trẻ nhỏ, các đặc điểm giới tính là quan tâm tình dục thứ cấp, nên nhiều người ấu dâm thực hiện hành vi với cả trẻ nam và trẻ nữ, nhưng không có hứng thú với người trưởng thành dù nam hay nữ. Nôm na nếu bạn là trai thẳng, nghĩa là bạn thích nữ giới, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ thích trẻ em gái, vì xu hướng tính dục của bạn giới hạn trong người phụ nữ trưởng thành. Với người ái nhi thì thước đo quan trọng của họ là độ tuổi, dưới 13 xếp vào ái nhi, từ 13-16 xếp vào ái thiếu niên, tất nhiên có những khoảng xám.

2. Có 47% người nam ấu dâm nam chỉ bị hấp dẫn bởi trẻ em, nghĩa là số còn lại rơi vào ái thiếu niên (~13-16 tuổi) hoặc với người trưởng thành luôn. Chi tiết này dẫn sang luận điểm quan trọng ngay sau, đó là với hầu hết trường hợp ái nhi hay ái thiếu niên thì việc khiến họ chuyển từ một “xu hướng/lệch lạc tình dục” sang thành hành vi ấu dâm/dâm ô/cưỡng hiếp sẽ là yếu tố thời cơ, bối cảnh, thiết chế xã hội, và hệ thống công lý nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng. Nhiều người thực hiện hành vi ấu dâm vì nó DỄ HƠN họ thực hiện với người trưởng thành, dù họ không phải là người ái nhi.

3. Tạo hoá tạo ra ái nhi, quyền lực tạo nên ấu dâm. Ái nhi là một XU HƯỚNG tình dục, xếp nó vào lệch lạc tình dục hay không thì còn tranh cãi, nhưng ấu dâm là một HÀNH VI không thể biện hộ được, vì trên hết nó không có sự đồng thuận, sau nữa thì ấu dâm không tự nhiên xảy ra, nó cần sự góp sức, dung dưỡng từ hệ thống giáo dục, công lý và hỗ trợ cho nhiều bên. Như ở điểm 2, nhiều trường hợp không phải ái nhi, nhưng họ lựa chọn “con mồi” (xin lỗi vì cách dùng từ này) là trẻ em vì trẻ em yếu ớt về nhận thức lẫn khả năng bảo vệ mình hay chấm dứt sự lặp lại. Đặc điểm rất nhiều ca ấu dâm là “người quen, thời gian dài, với nhiều trẻ.” Mình thấy hầu hết đều đọc sai ý nghĩa của các đặc điểm này: nó không nói lên người ấu dâm là ác quỷ, nó nói lên rằng chúng ta đang quá sơ hở khi tạo nên những bối cảnh như mơ cho người ấu dâm lạm dụng quyền lực của họ.

4. Quyền lực (tiếp). Tại sao ấu dâm cứ hay xảy ra trong gia đình, và trường học? Vì ở những nơi này quyền lực không được kiểm soát: chú bác, ông cha, thầy cô... thời gian vắng nhà, hình phạt học tập, sự xấu hổ... đều là những yếu tố tạo nên lớp chắn bảo vệ cho người ấu dâm. Một lý giải khác của riêng mình: Người nữ ấu dâm rất ít, không phải vì tỷ lệ bẩm sinh nữ ấu dâm ít hơn nam ấu dâm; mà vì người nam tận dụng và phát triển các yếu tố này triệt để hơn trong một xã hội nam quyền. Nhà thờ, nhà chùa, cơ sở tôn giáo nói chung cũng là nơi có lịch sử xảy ra các ca ấu dâm kinh khủng nhất, không phải vì sự đồi bại của tôn giáo, mà vì ở những nơi này, quyền lực không được kiểm soát.

5. Vụ Phú Thọ. Thầy hiệu trưởng bị tình nghi xâm hại tình dục các em cấp 2. Nhiều tình tiết không tiện phân tích, nhưng thầy có vẻ ái thiếu niên. Với thiếu niên, việc xâm hại tình dục cần thêm vài yếu tố cơ hội vì thiếu niên có nhận thức tốt hơn trẻ em dưới 13 tuổi. Nội trú, dân tộc thiểu số, xa gia đình, nghèo khó... đều là những mảnh ghép còn thiếu, chưa kể sự làm ngơ, tiếp sức của những giáo viên khác.

6. Tới đây, càng thấy cốt lõi của triết lý bất bạo động là cực kỳ đúng đắn: tiêu diệt vấn đề, không phải tiêu diệt người mang vấn đề. Dù cho chúng ta chôn sống 1000 ông giáo dâm ô, sẽ lại có 1000 ông giáo khác trong tương lai nếu chúng ta chấp nhận một môi trường, cách thức quản lý nhà trường không có gì thay đổi so với hiện nay. Chúng ta có chấp nhận thách thức và kiểm soát quyền lực hiện nay trong gia đình, trường học, nhà thờ hay nhà chùa? “Xử nghiêm làm gương” không phải là cách ứng xử hữu hiệu, dù nó hợp lòng dân, chứ đừng kể mấy cái nghe đã chối tai như “cải cách” giáo dục giới tính, càng không liên quan gì tới phong trào quyền LGBT.

PS. Chỉ rất ít báo như Tuổi Trẻ còn trung thành với việc dùng từ “nghi can” trong vụ việc này. Còn lại đều đã thay toà kết luận. Tất nhiên trong những vụ việc như thế này, cả chứng cứ hiện có lẫn niềm tin nội tâm đều quá rõ ràng, nhưng cách viết cẩn trọng là cần thiết, vì nó góp phần vào điểm số 6 như mình nói bên trên, sau là tôn trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội” bảo vệ cho tất cả chúng ta.

Lương Thế Huy



Không có nhận xét nào