Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

WHY FRANCE FAILS - VÌ SAO PHÁP THẤT BẠI

[ WHY FRANCE FAILS - VÌ SAO PHÁP THẤT BẠI ] Nói Pháp thất bại là một nhận xét quá vội vàng và không chính xác. Nhưng những cuộc biểu tình ở ...

[WHY FRANCE FAILS - VÌ SAO PHÁP THẤT BẠI] Nói Pháp thất bại là một nhận xét quá vội vàng và không chính xác. Nhưng những cuộc biểu tình ở thủ đô Paris trong các ngày qua cho thấy Pháp đang đối mặt với những vấn đề khó giải quyết ở nhiều mặt. Để đổ lỗi cho Macron là một sai lầm vì những vấn nạn đó đã diễn ra từ lâu và được coi là bình thường.



Vài người bạn tôi biết ngoài đời sau khi tốt nghiệp ở Pháp đã trở về nước hoặc tìm cách đi Quebec hoặc Anh vì không thể tìm được việc làm. Rồi khi tìm được một việc làm, người chủ sẽ rất khắt khe trước khi ký hợp đồng lao động chính thức vì luật lệ rất rườm rà và bị coi là một gánh nặng. Chưa xong, khi có một việc làm rồi, phân nửa số lương sẽ bị lấy đi bởi sở thuế để chi trả cho bộ máy an sinh xã hội và hành chính cồng kềnh.

Pháp là ví dụ điển hình của một quốc gia đang được điều hành bởi chính sách kinh tế và xã hội cánh tả (Left Wing). Sau đây là những lý do vì sao một biểu tượng của nền văn minh Phương Tây này lại thất bại. ***Lưu ý: bài này không nhằm phân tích bài bản những vấn đề một cách chuyên sâu, làm vậy rất nhàm chán và vô ích. Ở đây chỉ nêu ra những nguyên nhân và giải thích một cách ngắn gọn.

1. THUẾ QUÁ CAO - Trung bình một người Pháp trả 29 % thu nhập cho thuế thu nhập, so với mức 25% ở các nước OECD. Đó là chưa tính những khoản thuế khi họ mua sắm, nếu tính tổng cộng thì là tầm 50% thu nhập. Nhưng vấn đề chính là top 1% lại góp 45% cho ngân sách trong khi phân nửa dân số không đóng thuế và nhận được nhiều hơn thông qua các chương trình phúc lợi. 

2. LUẬT KINH DOANH RƯỜM RÀ - Pháp là thiên đường cho người lao động vì luật lệ hoàn toàn đứng về phía họ. Nhưng nó là sự ám ảnh của các doanh nghiệp vì những thủ tục rườm rà và gánh nặng họ phải tuân theo. Ngoài việc gần như không thể sa thải nhân viên, khiến môi trường nhân sự kém cạnh tranh, doanh nghiệp Pháp theo ước tính phải trả 1 đồng cho sở thuế cho mỗi 1 đồng lương họ trả nhân viên. Chính sự đánh thuế gián tiếp này khiến việc tuyển dụng trở nên tốn kém. Còn nhiều điều vô lý nữa khiến các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào Pháp.

3. CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ - Tỷ lệ sinh đẻ ở Pháp ngày càng giảm, hiện tại ở mức 1.96 cho mỗi phụ nữ, nhưng dân số thì lại tăng. Nguyên nhân chính là nhập cư Hồi Giáo. Sẽ chẳng là vấn đề gì nếu họ hòa nhập và sinh sống bình thường. Nhưng họ lại sống lập dị và đòi hỏi những đặc ân tôn giáo. Với mức thất nghiệp trung bình trong các cộng đồng Hồi Giáo và Châu Phi ở mức 50%, chiếm 8% dân số, họ đã trở thành gánh nặng. Đóng thuế ít nhưng lại nhận quá nhiều từ trợ cấp thất nghiệp và nuôi con.

4. CHẢY MÁU CHẤT XÁM - Dù là một trong những nước phát triển nhất, nhưng với môi trường kinh doanh kém thân thiện, nhân tài Pháp đã phải bỏ ra nước ngoài hàng loạt khi không tìm thấy tương lai ở quê nhà. Theo ước tính, có tầm 1.5-2 triệu người Pháp đang sinh sống ở nước ngoài. Phần đông là người trẻ có bằng cấp và trí thức. **Con số không chính xác, nên tham khảo lại.

5. TƯ TƯỞNG THIÊN TẢ (LEFT WING POLITICS) - Pháp là ví dụ điển hình của một nước Thiên Tả. Từ trường học, viện nghiên cứu, đại học cho tới chính trị - tư tưởng đại chúng của Pháp là cánh tả. Mặc dù đối mặt với những vấn đề do nó gây ra, đa số người lại không có tư duy Thiên Hữu (Liberalism/Right Wing). Họ không tin vào thị trường, một chính quyền nhỏ, thuế thấp, môi trường doanh nghiệp cạnh tranh hay chính sách nhập cư lợi ích.

Pháp hoàn toàn có thể đổi ngược xu hướng này và cải thiện lại đất nước. Nhưng với hệ tư tưởng cùng với môi trường hiện tại, đó là điều gần như không thể. Cách duy nhất người Pháp đang làm hiện tại là xuất ngoại sang những nước khác để tìm kiếm cơ hội. Họ đi Úc, Anh, Mỹ, Canada và tứ xứ khi không thể tìm thấy tương lai. Pháp thất bại không phải vì người dân Pháp hay trí tuệ Pháp, mà là hệ tư tưởng chính trị thiên tả vốn đang tiêu diệt đất nước văn minh này.

Lưu ý: bạn nào ở Pháp nếu thấy tôi phân tích hay nói sai xin chỉ ra, cảm ơn rất nhiều.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào