Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

XÚC PHẠM QUỐC KỲ

XÚC PHẠM QUỐC KỲ Trên mạng đưa tin Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam vì tội “xúc phạm Quốc kỳ” theo điều 351, Bộ Luật hình sự số 100/...

XÚC PHẠM QUỐC KỲ

Trên mạng đưa tin Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam vì tội “xúc phạm Quốc kỳ” theo điều 351, Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13:

“Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Quốc kỳ theo Hiến pháp 2013: Điều 13, Khoản 1 “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.”

Định nghĩa “xúc phạm: (là động từ) động chạm đến, làm tổn thương đến cái cao quý, thiêng liêng cần phải giữ gìn”

Trên cơ sở Hiến pháp, Luật và ngôn ngữ, xin phân tích việc Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam dưới góc độ nhận thức chung của xã hội.

oOo

I. Hiến pháp chỉ mô tả Quốc kỳ, hoàn toàn không có một chữ nào nói Quốc kỳ là “cái cao quý, thiêng liêng cần phải giữ gìn”.

Cho nên định tội “xúc phạm Quốc kỳ” là hoàn toàn mơ hồ, cảm tính của những người nắm quyền lực. Khi Quốc kỳ không phải là cái “cao quý, thiêng liêng” mà chỉ mang tính biểu tượng; thì người ta thể hiện tình cảm như thế nào với cái biểu tượng đó là quyền con người được Hiến pháp công nhận.

Thực tế đại đa số Quốc kỳ được làm bằng vải. 

Vậy thì xin hỏi tất cả mọi người mảnh vải đó đến khi cũ rách thì người ta sẽ làm gì ?

Người giàu vứt vào giỏ rác chung với những thứ bẩn thỉu nhất trong gia đình, ở nông thôn vứt vào bếp. Người nghèo tái sử dụng: lau nhà, lau bàn ghế, thậm chí làm tả lót cho các cháu bé mới sinh. Tất cả những người này đều có đầy đủ nhận thức hành vi, cho nên tất cả những người này đều phạm tội “cố ý xúc phạm Quốc kỳ”. Tôi cũng xin tự thú đã từng phạm tội này.

Nếu Huỳnh Thục Vy xịt sơn vào lá cờ, có nghĩa là miếng vải này không còn là “Quốc kỳ” nữa (chưa biết kích thước có phù hợp với quy chuẩn Quốc kỳ hay không); thì không thể nói là Huỳnh Thục Vy “xúc phạm Quốc kỳ” được.

Hồi nhỏ, Mẹ tôi thường lấy cờ cũ may quần xà lỏn cho anh em chúng tôi mặc; nếu có xúc phạm thì phải gọi là “xúc phạm quần xà lỏn” (hoặc cái trong quần xà lỏn) mới phù hợp.

Các quan tòa hoàn toàn suy diễn để buộc tội:

1. Hành vi cắt lá cờ (may xà lỏn của Mẹ tôi), phun sơn lên lá cờ (Huỳnh Thục Vy), … không thể xác nhận là hành vi “xúc phạm” (dù vô tình hay cố ý);

2. Một miếng vải khi đã không phù hợp quy chuẩn theo Hiến pháp (như: không còn là hình chữ nhật, tỷ lệ dài = 1,5 rộng; không còn nền đỏ hay sao vàng 5 cánh) thì không thể gọi là “Quốc kỳ” được.

Cho thấy chính các quan tòa đã cố tình chà đạp lên Hiến pháp.

oOo

II. Chỉ ra tội “xúc phạm Quốc kỳ”

Xét trên 3 yếu tố Hiến pháp, Luật và ngôn ngữ ở trên; tôi chỉ ra tội “xúc phạm Quốc kỳ” và đề nghị Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa thực thi công lý:

1. Sau những trận bóng đá, nếu đội tuyển Việt Nam thắng thì còn đỡ, đội tuyển thua thì những lá cờ được đối xử chẳng khác gì tác nhân gây ra thất bại; hình ảnh phản cảm rất nhiều đề nghị cộng đồng mạng cung cấp hình ảnh để cơ quan chức năng xử phạt tội “xúc phạm Quốc kỳ”.

Tôi chỉ đưa ra một hình ảnh mà ngay cả phạm trù đạo đức cũng không chấp nhận (hình 1)

2. Để cấu thành tội “xúc phạm” thì Quốc kỳ phải là cái “cao quý, thiêng liêng”. 

Tuy nhiên, trong nhiều sự kiện trọng đại của quốc gia, địa phương bên cạnh Quốc kỳ là tấm vải cùng màu và kích thước, nhưng có hình búa liềm (tạm gọi là cờ đỏ búa liềm) (hình 2).

Hiến pháp thừa nhận và tôn vinh Quốc kỳ, nhưng không có dòng nào nói về “cờ đỏ búa liềm”.

Rõ ràng đặt một vật “cao quý, thiêng liêng” ngang hàng với một vật khác không được định danh; chẳng khác gì đưa một người không tên tuổi, tiếp đón nguyên thủ quốc gia trong ngoại giao. Chính điều đó mới là sự xúc phạm: quốc kỳ và quốc thể.

Lịch sử ghi nhận trong những giờ phút trọng đại nhất, như: trên lễ đài ngày ông Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, hay hình ảnh các đoàn quân đánh chiếm Việt Nam cộng hòa, hoàn toàn vắng bóng “cờ đỏ búa liềm” (hình 3,4); nhưng đến khi hòa bình thì “cờ đỏ búa liềm” lại sánh ngang với Quốc kỳ: đó là một sự xúc phạm.

(Ghi chú: búa liềm và quốc tế ca dành cho các nghi thức của những người cộng sản; còn Quốc kỳ và Quốc ca của nhân dân)

3. Sự kiện ngoại giao tổ chức ở Việt Nam "Đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng" được đưa lên chương trình thời sự VTV1 lúc 19 giờ ngày 16/8/2018: Hoàn toàn không có Quốc kỳ (hay biểu tượng của Quốc kỳ). 

Là người từng sống ở miền Nam trước 1975, tôi thấy phông nền phía sau diễn đàn được cách điệu rất đẹp (hình 5, 6). 

Tuy nhiên hình ảnh này có thể vẫn bị suy diễn là … “xúc phạm”, nặng hơn là “phản động”.

oOo

Cảm thán !

Rõ ràng kết án Huỳnh Thục Vy xịt sơn lá cờ, tịch thu áo nền vàng 3 sọc đỏ (hình 5,6) với 33 tháng tù giam là bản án của rừng rú hoang dã của loài thú ăn thịt; hoặc là “một bản án bất công và là một vụ án có nhiều động cơ chính trị" theo luật sư Đặng Đình Mạnh (BBC)

Với hệ thống tư pháp này thì mọi người dân đều có khả năng bị kết án tù với tội danh “xúc phạm Quốc kỳ” như phân tích ở phần I, cũng như tội danh “bôi nhọ lãnh đạo” !.

Mong được an toàn, từ nhiều năm nay tôi không mua cờ để cắm nữa; đơn giản là vì sau một năm cờ cũ rách không biết làm gì để khỏi phạm tội. Đến khi bầu cử là gạch tên tất cả để xác nhận không có lãnh đạo tránh phải phạm tội “bôi nhọ”.

Đỗ Thành Nhân













Không có nhận xét nào