8/1 Tưởng niệm Anh Hùng Trần Văn Bá đã Vị Quốc Vong Thân trên con đường trở về quê hương đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam, anh đã bị...
8/1 Tưởng niệm Anh Hùng Trần Văn Bá đã Vị Quốc Vong Thân trên con đường trở về quê hương đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam, anh đã bị CSVN kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 8/1/1985
Xin các bạn và mọi người hãy dành 1 phút tưởng niệm và nhớ đến anh.
=================================
Trần Văn Bá, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc,Việt Nam, là con trai thứ của dân biểu Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Văn. Ông Văn từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và là Tổng trưởng Kinh tế và Kế hoạch vào năm 1949 của chính quyền Quốc Gia Việt Nam.
Sau khi cha bị việt cộng ám sát vào ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại Sài Gòn Ông Trần Văn Bá rời quê nhà sang Pháp du học. Ông tốt nghiệp Cao học kinh tế, chuyên về Chính trị Kinh doanh năm 1971 và làm trợ giảng tại Đại học Nantes (Nanterre), và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980.
Khi miền Nam sụp đổ vào tháng 4 năm 1975, anh Bá đã phản ứng mau lẹ, giữa điêu tàn, trong tuyệt vọng, ngược dòng tháo chạy tán loạn. Cùng vài bạn đồng hành, anh Bá xác định chánh nghĩa quốc gia và tổ chức đêm hội Tết Bính Thìn 1976 với chủ đề «Ta Còn Sống Đây», dưong cao ngọc cờ vàng, giữa tiếng hát quốc ca và « hồn tử sĩ.» Trước hơn 2000 khán giả, anh Bá kêu gọi tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, chống lại chế độ độc tài cộng sản và chánh sách trả thù dân quân Miền Nam của Hà Nội. Một ngọn lửa đối kháng đã được đốt lên đêm hôm đó.
Trong những năm kế tiếp, anh Bá tiếp tục hoạt động tích cực trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ngày càng lớn mạnh với những đợt tỵ nạn liên tục, và sự chuyển hướng của dư luận quốc tế trước hiện tượng thuyền nhân Việt Nam.
Thôi thúc bởi thảm cảnh của đồng bào lênh đênh trên biển Đông hay ngoi ngóp trong các trại tỵ nạn bần cùng; bởi cảnh ngộ của dân quân miền Nam bị đày ài, hành hạ, bữa đói bữa no, trong các trại gọi là « cải tạo » hay ở các vùng « kinh tế mới »; bởi thảm họa của cả một thế hệ thanh niên bị đem làm vật tế thần cho cuộc bành trướng quân sự điên rồ qua Kam Pu Chia; anh Bá quyết định rời Paris ngày 6 tháng 6 năm 1980 để trở về tranh đấu trong lòng quê hương.
Ngày 9 tháng 9 năm 1984 anh Bá bị lực lượng công an cộng sản bắt tại Cà Mau, và đưa ra trước Tòa Án Nhân Dân tại trụ sở củ của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa ở Sàigòn, ngày 14 tháng 12 năm 1984, cùng với 20 đồng đội. Tòa Án Nhân Dân của cộng sản đã tuyên án tử hình Bá cùng với 4 bạn đồng hành. Anh đã đền nợ nước vào ngày 8.1.1985.
Người sinh viên Trần văn Bá là một thanh niên can đảm, không hèn nhác sợ sệt trước bạo quyền cộng sản. Khi bị bắt tại Việt Nam, Trần Văn Bá không bào chữa chạy tội, không van xin, không cam kết hứa hẹn, không phản bội lý tưởng, phản bội đồng đội và tổ quốc mà can đãm ra tòa lãnh án tử hình. Lòng yêu nước và tinh thần của Trần văn Bá không bao giờ cũ, là hành trang cho những người trẻ hôm nay khi dấn thân vào con đường cách mạng dân tộc.
Anh đã nằm xuống cho một quê hương khốn khổ, Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ, Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà…, Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để vá trời lấp bể, Để câu nói của Anh “ mưa sẽ từ dưới đất mưa lên" có gía trị như là một định hướng tốt cho một cuộc cách mạng dân chủ hiện nay. Hoa máu của anh đã nở trong lòng quê hương VN. Tuổi trẻ hậu duệ VNCH đã đi vào lịch sử một cách hào hùng. Tinh thần Trần văn Bá, được thệ hệ hậu duệ VNCH hôm nay thắp sáng, để vinh danh khí phách của một anh hùng, thà chết chứ không cúi hàng, nhận tội.
Vụ án Trần văn Bá và chiến hữu của anh làm sống lại khí phách của vụ Yên Báy năm 1930. Đây có thể được coi như là vụ Yên Báy năm 1985 . Năm 1930, sinh viên Nguyễn Thái Học kháng thực dân, thọ án tử hình vì chống Pháp thống trị VN. Ngày nay bản án kết tội anh Trần văn Bá chống độc tài cộng sản, ghê tởm hơn nhiều. Anh hùng thời đại mới, người hậu duệ Trần Văn Bá đã là hạt giống tốt của VNCH. Anh đã không hy sinh vô bổ. Tấm gương yêu nước nồng nàn của anh Bá được ghi vào sử xanh và là hình ảnh tiêu biểu cho các thế hậu duệ VNCH trong mọi không gian và thời gian.
Lê Anh
Không có nhận xét nào