Bát cơm của nông dân. Hội nhập các FTA (các hiệp định thương mại tự do) đem lại cả cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế và trong đó có n...
Bát cơm của nông dân.
Hội nhập các FTA (các hiệp định thương mại tự do) đem lại cả cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế và trong đó có nông nghiệp. Nhất là một FTA lớn như CPTPP. Nó đặt ra rất nhiều vấn đề lớn, cấp bách cần giải quyết và càng cấp bách hơn khi năng lực kinh tế Việt Nam chưa sẵn sàng mà đã hội nhập bởi sự dẫn dắt của đảng cộng sản. Thực sự nhìn nông sản của bà con thừa mứa, vứt đi, giải cứu mà đau lòng. Và nỗi lo lại lớn hơn nữa khi nông sản của CPTPP sẽ giết chết nông sản trong nước trên chính sân nhà.
Tại sao lại như vậy. Đa số nông sản xuất ngoại của Việt Nam ra thế giới (trừ Trung Quốc) đều nằm trong các doanh nghiệp , hợp tác xã có quy trình sản xuất, tiêu chuẩn khắt khe. Nhưng lượng này chiếm không nhiều. Hộ sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn là chính. Vậy nên nông sản của hộ sản xuất ra được các thị trường khó tính là rất mệt. Trong khi đó qua tiểu ngạch sang Trung Quốc thì nhiều nhưng lại rất bấp bênh, bị động. Trong nước thì lại không đủ lực cạnh tranh với hàng nông sản của các nước trong các FTA bởi vì yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và đi theo xu hướng chất lượng, thương hiệu. Vậy chính phủ của anh Phúc giải quyết bài toán này như thế nào và đã có những hành động cụ thể nào cho các hộ cá thể nông nghiệp? Đây là câu hỏi mà chính mỗi nông dân rất cần câu trả lời thỏa đáng từ chính phủ và đó là trách nhiệm của chính phủ. Làm sao để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hộ cá thể được mạnh hơn ở trong nước và trên trường quốc tế?
+) Quy chuẩn: Quy trình sản xuất, khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng phải đồng bộ. Đây là cách nâng cao chất lượng của nông sản từ đó nâng cao sức cạnh tranh. Việc này cần vốn, nhân lực, sự vào cuộc của các bộ ngành, cơ quan chức năng liên quan chứ không thể để nhân dân tự bơi được. Hầu như bên anh Phúc chỉ chăm chăm vào mô hình hợp tác xã và doanh nghiệp để quay phim chụp hình lấy thành tích và tính đường xuất khẩu chứ hộ cá thể vẫn để mạnh ai nấy làm. Đâu phải ai cũng đủ điều kiện, năng lực để tham gia hợp tác xã hay thành lập doanh nghiệp. Mà cũng đâu phải hợp tác xã nào cũng có thể chứa nạp được hết các hộ cá thể. Vấn đề phải làm sao cho có sự ngang bằng, đồng bộ trong cả hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ cá thể. Thuế dân, nhân tài đâu thúc mạnh vào đi. Sang Nhật mà nhìn nền nông nghiệp của người ta đi, họ làm hay lắm, bất kể doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ cá thể đều sống rất bền và khỏe. Nông sản không bao giờ phải nghĩ ngợi về vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng cả. Ở đâu cũng đều có quy trình sản xuất chung, tiên tiến. Phải hình dung nền nông nghiệp Nhật Bản là chuẩn trở lên chứ không có thiếu chuẩn. Nếu làm được việc này thành công ta thì rõ ràng năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam tăng rất mạnh cả về chất và lượng. Tuy nhiên giá thành sản phẩm sẽ tăng, giá nông sản cũng theo đó tăng và nông dân được hưởng lợi rất nhiều . Nhưng có một cái gai cần nhổ là nông sản Tàu tràn vào nước ta. Bởi vậy ta đi đến phòng vệ thương mại, bảo vệ nền sản xuất trong nước.
+) Phòng vệ thương mại: Việc để hàng Tàu chất lượng kém, giá rẻ, số lượng nhiều vào phá hoại nền sản xuất cũng như thị trường của nước ta là lỗi của bên chính phủ anh Phúc chứ không ai khác. Chẳng có lý do gì mà để nông sản Tàu tràn vào trong khi đó nông sản cùng loại của Việt Nam lại thừa mứa cả. Đừng có đổ lỗi cho dân là trồng nhiều hay tiêu chuẩn này nọ. Đó là do các anh quản lý thị trường hết. Bên Việt Nam có quyền phòng vệ thương mại chính đáng. Các anh siết chặt thủ tục, hàng rào kỹ thuật thông quan với hàng Tàu xem nào hàng chúng nó có phá ta được không. Ai tiếp tay tuồn lậu vào xử thật căng, đập bằng chết xem nào. Như vậy thì thị phần của ta mới chiếm được nhiều. Phải đẩy nó ra để cạnh tranh đi lên chứ sao lại để hàng nó vào rồi để dân ta làm láo rồi cạnh tranh với nó. Thế là tiếp tay cho nó giết ta. Tàu nó chơi ta thì ta phải chơi lại chứ sao lại để như vậy được. Trong ACFTA(Asian - China FTA) cho phép cơ mà. Nhưng không đơn giản vì lợi ích của quan chức, các nhóm lợi ích, phụ thuộc chính trị, kinh tế khiến cho Việt Nam phải chấp nhận quỳ gối. Chứ vấn đề phòng vệ không khó tí nào. Nếu muốn chơi sòng phẳng với Trung Quốc về kinh tế không hề khó. Chính vì phụ thuộc nhiều mặt nền bên Việt Nam bị Trung Quốc lấn sân quá nhiều.
+) Liên kết : Chính phủ, doanh nghiệp là hai thành phần chính lo đầu ra cũng như kết hợp cùng dân sản xuất nông sản. Như tôi nói ở trên là chỉ có biện pháp đồng bộ sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng thì mới dễ cho cả doanh nghiệp lẫn hộ cá thể. Dễ cả về thu mua, thị trường, xuất khẩu cũng như cắt giảm được rất nhiều kinh phí, thời gian trong khâu kiểm tra, thẩm định nông sản. Ở bên Nhật Bản, hộ cá thể mang nông sản đến bán cho doanh nghiệp thì chỉ cần cân lên là xong, không có phải kiểm tra, thẩm định gì cả. Bởi vì trước đó đã là hợp đồng, giám sát, cam kết giữa hai bên rồi. Rất đơn giản. Nhưng để có được như vậy thì phải có đạo đức, niềm tin và pháp lý chặt chẽ. Như vậy đầu ra mới thuận đường, nông dân cũng như doanh nghiệp mới an tâm.
Còn nhiều vấn đề để bàn, để thực hiện nhưng dường như chính phủ của anh Phúc không mấy quan tâm đến vấn đề này cũng như không chịu học hỏi từ các quốc gia khác. Toàn chạy theo cái đâu đâu trong khi con ruột mình, trái tim mình thì bỏ mặc. Hội nhập, 4.0, khởi nghiệp đều thấy nó cứ sao sao ý như kiểu thấy người ta ăn được cũng khoác bị đi theo. Làm người lãnh đạo không thấy có cái tâm, cái tầm trong đó mà chỉ tính lòe dân, chạy theo thành tích, lợi ích trước mắt. Dân ta rồi sẽ thế nào? Nắm cả bộ máy, nhân lực, cả ngân sách khổng lồ trong tay mà tại sao lại không làm được nhỉ? Không làm được thì thôi, không giúp được dân thì trả lại quyền tự quyết cho dân đi chứ cứ giữ cái chế độ này mãi làm cái gì. Chán quá đi. Dân mình cũng hiền, chẳng thấy đòi hỏi gì cả, cứ để lãnh đạo, cán bộ ngồi chơi, vứt mình lăn lóc, kệ làm gì thì làm. Chán.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào