Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BIẾN CỦA NGƯỜI THÀNH CỦA MÌNH (KHÔNG CHỈ ĐẤT ĐAI)

BIẾN CỦA NGƯỜI THÀNH CỦA MÌNH (KHÔNG CHỈ ĐẤT ĐAI) "...Vậy là chính Hồ Chí Minh đã giữ theo mình văn bản "Ngục trung nhật ký" ...

BIẾN CỦA NGƯỜI THÀNH CỦA MÌNH (KHÔNG CHỈ ĐẤT ĐAI)

"...Vậy là chính Hồ Chí Minh đã giữ theo mình văn bản "Ngục trung nhật ký" suốt từ năm 1943, sau khi ra tù. Hoàn cảnh chuẩn bị Tổng khởi nghĩa khiến Bác phải di chuyển luôn, nên Bác đã gửi nhờ trong nhà của một đồng bào người dân tộc ở Cao Bằng… Và từ đấy, cho đến giữa 1955, sau ngày giải phóng Thủ đô, cuốn sổ theo đường bưu điện lại được gửi về Văn phòng Phủ Chủ tịch để trình lên Bác. Khỏi phải nói niềm vui và sự cảm động của Bác, qua ký ức của đồng chí Tạ Quang Chiến-người từng được giúp việc cho Bác, và được nhận cái phong bì dày cộm hơn bình thường của một đồng bào nào đó đã cẩn thận giữ cuốn sổ trong suốt bao nhiêu năm, nay mới có dịp gửi trả về cho chủ ".

 Trích :Hành trình của nguyên tác Ngục trung nhật ký – Giáo sư Phong Lê.

Luận văn tiến sỹ của Vũ Thị Kim Xuyết thì viết : "... Ngày 14-9-1955, nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh đến duyệt nội dung triển lãm về Cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu, Hà Nội, Người đã đưa cuốn sổ tay kèm theo Thẻ dự Hội nghị Liễu Châu, Trung Quốc cho đồng chí Nguyễn Việt- Trưởng ban tổ chức Triển lãm và Người nói: “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm, còn giữ đến bây giờ, các cô các chú xem có triển lãm được thì dùng”. Và: “Trong hồ sơ hiện vật về cuốn sổ tay của Hồ Chí Minh có ghi rõ: Đồng chí Trần Ngọc Chương-Phó phòng nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã được chứng kiến lúc Hồ Chủ tịch bàn giao cuốn sổ “Ngục trung nhật ký” cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam”.

Trên bìa cuốn sổ ghi rõ từ 29/8/1932-10/9/1933. Giải thích điều này Đặng Thai Mai có viết :

“Cuốn sổ tay của Bác hiện còn được lưu trữ, có ghi trên bìa hai con số: 1932-1933. Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản dịch tập "Ngục trung nhật ký" (1959-1960) chúng tôi đã đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này qua Ban Tuyên giáo Trung ương. Và đã được trả lời: “Hai con số trên đây là sai; đúng ra là 1942-1943” – Trích : Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh , NXB Khoa học xã hội, 1979.



Tưởng như không liên quan, nhưng nếu ta nhìn vào quá trình thay đổi "quyền sở hữu" vườn rau Lộc Hưng thì lại thấy hình như là có

Ngô Nhật Đăng

Không có nhận xét nào