Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHÂU MỸ LA TINH

CHÂU MỸ LA TINH Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Venezuela là tất yếu vì nó cũng giống như hệ thống XHCN với Liên Xô hùng mạnh cách đây hơn ba th...

CHÂU MỸ LA TINH

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Venezuela là tất yếu vì nó cũng giống như hệ thống XHCN với Liên Xô hùng mạnh cách đây hơn ba thập kỷ. Mô hình như vậy không thể tồn tại. Không sớm thì muộn thì hậu duệ của ông Hugo Chavez cũng sẽ bị lật đổ. Tuy nhiên, trục trặc mà quốc gia này cũng như nhiều nước MLT khác khó mà thoát ra là sự can thiệp và giật dây của bên ngoài trên nền tảng thế chế cướp bóc.

Điều đáng quan tâm là tại sao trong thế kỷ 21 này mà người dân Venezuela nói riêng, và không ít các nước MLT nói chung lại có lựa chọn như vậy hoặc tin vào những lời dân tuý, mị dân? 

MLT là một trường hợp điển hình về hậu quả của chủ nghĩa thực dân, mang danh khai hoá nhưng thực ra là cướp bóc và gây trục trặc cho bảnđịa.

Nhìn ngược lại lịch sử sẽ thấy rằng thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi đến vùng đất này mấy trăm năm trước đã mang đến đây văn hoá về sự phản phúc và lừa lọc chứ không phải là sự tin cậy tạo dựng giá trị chung. Đầu tiên là các băng nhóm tìm cách lừa để cướp bóc, giết hại và chiếm đoạt của cải và lãnh thổ của người bản xứ và sau đó là lẫn nhau.

Với sự ưu đãi của thiên nhiên và trong môi trường tước đoạt như vậy, xã hội hình thành ra hai nhóm gồm: dân chúng có tư tưởng sống qua ngày, và những kẻ giàu có bằng cướp bóc có liên hệ mật thiết với các nước bên ngoài và thậm chí là thế giới ngầm nhau cai trị quốc gia. Rất khó làm ăn chân chính và lương thiện để trở nên giàu có, có thế lực và ảnh hưởng tích cực cho xã hội trong một môi trường như vậy.

Bi kịch của MLT đã bị đẩy cao hơn sau Thế chiến 2 khi mà các nước lớn tranh giành sự ảnh hưởng. 

Tư bản cướp bóc đã bắt rễ rất sâu ở MLT đã làm cho dân chúng thấy được sự bất công và chán ngán. Do vậy, những ý tưởng cao đẹp của CNXH rất dễ được chấp nhận ở đó. Đây là lý do làm cho phong trào XHCN đã lên rất cao một thời.

Tuy nhiên, bất hạnh cho MLT là do một nền thể chế tước đoạt và ở sân sau của Mỹ.

Nếu CNXH cứ phát triển tự nhiên như những nơi khác rồi sụp đổ để làm lại có lẽ sẽ tốt hơn. Không may là MLT đã không có được điều này. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, phong trào cánh tả thường không thể kéo dài, trong khi dân chúng không chấp nhận một nền chính trị cướp bóc và rất dễ tin vào những lời mị dân.

Về bản chất, các nhà tư bản Mỹ cũng chẳng khác gì thực dân TBN và BĐN trước đây. Mục tiêu chính của họ không phải để tạo dựng cuộc sống ấm no cho người dân ở đó mà là để làm giàu (cơ bản là cướp bóc).  Do vậy, quan tâm hàng đầu của họ là tạo dựng những chính quyền có lợi cho việc làm giàu của mình, cho dù đó là chế độ độc tài giết chóc dân chúng như ngóe như Pinoche chẳng hạn và họ sẽ làm suy yếu và lật đổ những chế độ làm tổn hại đến lợi ích của họ như Chavez ở Venezuela chẳng hạn. Mục tiêu chính về sự lên tiếng của Mỹ là vì lợi ích của các nhà tư bản ở Phố Wall hơn là  vì các giá trị về dân chủ hay nhân quyền mà họ hay rao giảng.

Nói một cách ngắn gọn, sự có mặt và can thiệp của thực dân bên ngoài đã gây ra trục trặc cho các nước MLT. Sự can thiệp và giật dây từ bên ngoài khó mà mang lại các kết quả tốt đẹp cho một quốc gia nào đó.

Căn nguyên của vòng xoáy trục trặc ở MLT là vậy. Mô hình CNXH thuần tuý sẽ đưa xã hội đến đường cùng, nhưng vẫn có nước MLT chọn. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu vẫn có nước ở đó trong thời gian tới theo đuổi mô hình này hoặc tin vào các lời mỵ dân khác. Biết chết mà vẫn chui vào do cái mà họ đang có quá tệ. Quả là bi kịch.

Huỳnh Thế Du




Không có nhận xét nào