CPTPP : Vẫn cứ là nói phét. CPTPP (hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương) được bên chính phủ của anh Phúc cho quảng cáo rầm rộ ...
CPTPP : Vẫn cứ là nói phét.
CPTPP (hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương) được bên chính phủ của anh Phúc cho quảng cáo rầm rộ trên báo chí. Họ nói rằng đã chuẩn bị rất kỹ càng để hội nhập và nêu những triển vọng khi hiệp định này đi vào thực thi. Nhưng sự thật đằng sau thì hoàn toàn trái ngược.
Tại buổi hội thảo CPTPP hôm 18/1 vừa rồi, chuyên gia Bùi Kim Thùy đã chỉ ra nhiều bằng chứng thực tế rằng chính phủ của anh Phúc chỉ nói chứ chưa hề chuẩn bị kỹ càng cho hiệp định này mặc dù tiến trình đàm phán đã được khởi động từ 2 năm trước đây. Có rất nhiều chuyên gia cũng đã nêu ra thách thức mà CPTPP mang lại khi chúng ta hội nhập. Nam cũng đã chém gió về vấn đề hội nhập sớm và hậu quả của việc rất nhiều.
Theo chuyên gia Bùi Kim Thùy: Có những lãnh đạo tỉnh còn chẳng hiểu gì về CPTPP, chẳng có phương án gì để chuẩn bị, sẵn sàng cho địa phương mình hội nhập. Cũng như trong giới luật sư Việt Nam cũng chưa thực sự hiểu cặn kẽ để tư vấn cho các doanh nghiệp làm thế nào để hưởng lợi tối đa từ CPTPP. Theo kết quả điều tra của nhiều chuyên gia khác, các doanh nghiệp khối nội địa cũng đang rất bị động, chưa hiểu biết, chưa sẵn sàng để thích ứng với CPTPP. Lẽ ra những việc này, chính phủ của anh Phúc phải đôn đốc, chỉ đạo sát sao các cấp các ngành triển khai chương trình thích ứng từ hơn một năm về trước nhưng không làm mà dường như chỉ thấy chăm chăm tính toán lợi ích, cơ hội khi tham gia hiệp định này. Trong nước thì ngó lơ.
Đơn cử như ngành dệt may. Ngành này là ngành thế mạnh và được hưởng lợi rất lớn từ CPTPP. Nhưng cái truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất sợi, vải cho đến thành phẩm là rất khắt khe. Cho đến tận bây giờ bên anh Phúc vẫn chưa hề có một động thái nào chỉ đạo phát triển chuỗi sản xuất trên trong nội địa mà vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu rất nhiều, đặc biệt là từ Trung Quốc. Vậy phải mất hàng năm nữa liệu có thể hoàn thành được chuỗi sản xuất nội địa này không để đáp ứng được đời kiện, tạo thuận lợi cho xuất khẩu không?
Ngay cả nền sản xuất trong nước cũng vậy. Đến bây giờ CPTPP đã chính thức được thực thi mà khối doanh nghiệp trong nước cũng như chính phủ của anh Phúc vẫn đang loay hoay, chưa có biện pháp rõ rệt nào. Tất cả vẫn đang trong bàn luận, đi tìm giải pháp. Báo chí vẫn đưa hàng ngày đó. Chỉ có khối doanh nghiệp FDI là sẵn sàng cho hội nhập. Còn khối doanh nghiệp trong nước thì thế nào? Đợi thích ứng được thì thị phần còn bao nhiêu cả trong nước và ngoài nước? Thiệt hại có đếm xuể không?
Nói đơn cử như thịt heo. Bên Masan mới khánh thành được một cơ sở chế biến thịt mát. Cơ sở này đòi hỏi chất lượng đầu vào rất cao thì mới đáp ứng được điều kiện xuất khẩu. Nhưng chính phủ của anh Phúc đã giải quyết bài toán tiêu chuẩn,kỹ thuật, điều kiện chăn nuôi ra sao? Nam có đọc nhiều nhưng chưa thấy tín hiệu gì. Ngay cả các vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp , hộ chăn nuôi về vốn, thức ăn, kỹ thuật, áp dụng tiêu chuẩn cũng chưa thấy gì.
Tình trạng tiêu thụ, giá cả lợn thịt vẫn còn rất bấp bênh, thụ động.
Chúng ta tự hỏi: chính phủ của anh Phúc đang làm gì với CPTPP? Họ chỉ quan tâm đến thành tích sẽ đạt được, kim ngạch, khối doanh nghiệp nước ngoài và GDP. Còn nội lực quốc gia, sân nhà thì sao? Thiên vị, tắc trách. Tại vì sao đến bây giờ mà lãnh đạo tỉnh lại chưa hiểu gì về CPTPP và chính phủ còn đang thụ động trong khi đó đã 2 năm đàm phán và chuẩn bị? Haizzz. Nói thật chứ đến anh Trọng, chị Ngân bây giờ hỏi về CPTPP thì nhiều cái còn ú ớ. Riêng anh Trọng thì khả năng chẳng hiểu gì ngoài khái niệm. Vậy thì đất nước sẽ đi về đâu, nội lực kinh tế quốc gia sẽ như thế nào? Người dân sẽ phải hứng chịu những gì?
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào