Dân hiến kế, liệu anh Phúc có nghe? Từ cách đây nhiều tháng Nam đã viết khá nhiều bài về kinh tế, đặc biệt là phân tích sự lệ thuộc của n...
Dân hiến kế, liệu anh Phúc có nghe?
Từ cách đây nhiều tháng Nam đã viết khá nhiều bài về kinh tế, đặc biệt là phân tích sự lệ thuộc của nền kinh tế vào doanh nghiệp FDI. Không chỉ cá nhân Nam mà ngay cả tầm cỡ giáo sư, chuyên gia kinh tế cũng đều đưa ra những nhận định, lời khuyên như Nam. Nhưng các ông ấy chỉ dám nêu mặt thuận còn mặt trái hoặc các dự đoán có phần gây "hoang mang" thì những ông này không dám nêu. Và liệu anh Phúc có nghe hay không cho năm 2019 này?
Như phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đã nếu vấn đề là làm sao để tránh phụ thuộc vào khối FDI. Ông Long đưa ra giải pháp rằng: cải cách thể chế, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn để tạo động lực phát triển khối doanh nghiệp nội, xuất khẩu. Ông Long cũng chỉ đưa ra vẻn vẹn như vậy thôi mà báo họ nói tiêu đề "chuyên gia kinh tế hiến kế". Thực sự thì trong bài báo ông Long chỉ nêu thành tích là chính, còn giải pháp thì thiếu nhiều. Tiện đây Nam nhắc lại một vài điểm cần đẩy mạnh để tránh phụ thuộc vào FDI.
+) Chuyển giao công nghệ: Bên anh Phúc phải làm sao có được công nghệ sản xuất của họ, kể cả là mua bán. Nhưng tránh cái gương ép chuyển giao công nghệ của Trung Quốc, khéo ăn đòn trừng phạt đấy.
+) Công nghiệp phụ trợ: Đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để tăng sự đóng góp vào giá trị chuỗi sản phẩm. Cái này thì anh Phúc biết nhưng làm chưa tốt.
+) Chọn lọc vốn đầu tư: Việc thả cửa cho FDI tràn vào vô tội vạ để lấy thành tích như những năm vừa rồi là sai lầm và để lại hậu quả rất lớn về quy mô nền kinh tế, môi trường, tài nguyên...Việc này giúp nâng cao chất lượng khối FDI, làm giảm số lượng những doanh nghiệp yếu kém, lạc hậu. Nếu chọn tốt, vẫn giữ được khối FDI phát triển, giảm được số lượng đồng nghĩa với bớt một phần phụ thuộc.
+) Chú trọng khối doanh nghiệp nội: Đây là trái tim kinh tế của quốc gia. Đặc biệt cần quan tâm, hỗ trợ họ nâng cao công nghệ, quản trị, vốn, trình độ lao động để nâng cao sức cạnh tranh. Cái này anh Long Phó giáo sư cũng đã đề cập.
+) Không nên chạy theo thành tích tăng trưởng ảo: FDI đóng góp hơn 20% GDP và hơn 70% kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là một sự chênh lệch rất lớn. Nếu anh Phúc cứ tiếp tục thu hút FDI để nâng GDP lên và con số kim ngạch xuất nhập khẩu thì càng phụ thuộc vào khối FDI này và khối trong nước càng bị lép vế. Nhất là CPTPP đang hội nhập thế này thì anh nên cẩn thận hơn về vấn đề đánh đổi lợi ích quốc gia để lấy con số tăng trưởng thiếu bền vững.
Trên đây là một số lời khuyên tôi đã viết từ lâu rồi nhưng chắc không đến tai anh được. Nhưng tôi viết chơi thôi. Còn tôi nghĩ Bộ Chính trị chỉ đạo thì anh cũng khó lòng mà cãi nên không bỏ được bệnh thành tích đâu. Lãnh đạo các anh làm kinh tế toàn thích thành tích với thích tiền tươi. Còn nếu anh cứ duy trì cái đà thu hút kiểu này thì tôi dám cá không đến 2020 là các anh hết cửa tăng trưởng và dấm dớ năm nay ăn thuế phòng vệ thương mại như chơi đấy. Tiện nhắc anh nghiên cứu thêm cách làm kinh tế của bọn tư bản nhé, đó là :cho đi để nhận lại. Giống kiểu của Facebook hay ODA ấy. Nhưng anh cũng đừng nhầm là tôi khuyên anh là tôi gật đầu với cộng sản các anh nhé. Mà tôi muốn anh làm vậy để bớt gây hậu quả tiêu cực cho tương lai của đất nước để tôi, con cháu tôi đỡ phải gánh chịu thôi. Còn tôi với cộng sản vẫn là kẻ thù anh Phúc à.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào