Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

FTA CÓ PHẢI LÀ CON CHỐT HẠ?

FTA có phải là con chốt hạ???    Việt Nam ngày càng "hội nhập" sâu vào các FTA song phương và đa phương. Chơi ở sân chơi mở và luậ...

FTA có phải là con chốt hạ???

   Việt Nam ngày càng "hội nhập" sâu vào các
FTA song phương và đa phương. Chơi ở sân chơi mở và luật chơi chung nhưng rõ ràng chúng ta thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam là thua xa các đối thủ trong các FTA . Ta nhìn rõ thấy lợi thì ít mà hại thì nhiều. 

    Chúng ra nhìn ngay sang Hàn Quốc, Nhật bản thì sẽ thấy hàng hóa Việt Nam có mặt bên đó không nhiều. Hầu hết là hàng nông sản, may mặc, đồ gỗ..giá trị thấp chứ các mặt hàng có chất xám, giá trị cao thì rất ít. Trong khi đó hàng của Việt Nam để sang được bên đó lại vấp phải rào cản thương mại rất khắt khe của nước bạn từ từ chất lượng, nguồn gốc... Còn hàng của bạn thì ngược lại, họ thừa tiêu chuẩn kể cả Việt Nam có dựng lên rào cản thương mại đi nữa vì sản phẩm của họ thừa sức cạnh tranh và vượt qua. Hàng Nhật, hàng Hàn tràn ngập thị trường Việt Nam và lại rất được ưa chuộng nữa.

    CPTPP cũng vậy. Tại các cuộc hội thảo giữa các doanh nhân, chuyên gia đã đưa ra những đánh giá khá khách quan về hiệp định này(link bên dưới). Chúng ta còn nhiều dư địa để phát triển, hay nói cách khác vẫn là nền kinh tế thô, còn rất nhiều cơ hội gọt dũa để tăng trưởng. Tuy nhiên năng lực để thích ứng, cải tiến để tăng sức cạnh tranh là chưa ăn thua. Cho đến tận bây giờ dù đã thực thi CPTPP nhưng bên Việt Nam vẫn đang loay hoay với các bài toán sân nhà, sân khách, ứng phó, thích nghi và rất bị động cũng như chưa có nhiều giải pháp rõ ràng(cái này Nam đã nói ở bài Bát cơm của nông dân). 

    Việc tham gia vào các FTA có tác dụng rất tích cực trong việc mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, tăng cường xuất khẩu. Nhưng trên thực tế chỉ có khối FDI là được hưởng lợi nhiều nhất từ các FTA này vì sản phẩm của họ đáp ứng được đầy đủ điều kiện của sân chơi. Nhất là ở CPTPP, các doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng lợi khá lớn nếu cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi sản phẩm để đáp ứng điều khoản xuất xứ(cái này có lợi cho bên Việt Nam). Còn khối doanh nghiệp trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sân chơi này và có nguy cơ bị hàng ngoại bóp chết ngay trên chính sân nhà. Điều này làm cho nền kinh tế mất đi nhiều hơn nội lực và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào FDI. Và càng phụ thuộc hơn khi dòng đầu tư này ngày càng tràn vào mạnh hơn.

    Vậy nên với nhưng yếu tố là: Nội lực kinh tế suy yếu, ngày càng phụ thuộc FDI, mất thị trường sẽ khiến cho nền kinh tế ngày càng phụ thuộc, thiếu bền vững, thiếu nội lực. Bên chính phủ của anh Phúc không thể cản được việc này vì đã vào sân chơi rồi trừ khi xin thua và đi ra. Nhưng chắc là bên anh Phúc chơi tới bến. Cái quan trọng là tình hình căng thẳng ở Biển Đông,  Mỹ- Trung... như vậy thì chỉ cần một điều gì đó vượt quá tầm kiểm soát là nền kinh tế của Việt Nam cũng tan rã. Nội lực yếu, FDI tháo chạy thì banh bét hết. Chưa kể đến việc Việt Nam sẽ dính nhiều pha bị áp thuế phòng vệ thương mại của các nước từ giờ đến 2020. Liệu rằng chính sự hội nhập vội vàng và tham cái lợi ích trước mắt của Việt Nam có phải là một tín hiệu tích cực để chính trị Việt Nam bước sang một trang mới hay không? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
Nguyễn Việt Nam



Không có nhận xét nào