Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÍNH CHÁNH MỘT CHỮ QUAN TRỌNG BỊ MẤT TRONG VĂN BIA BẢO ĐỊNH

ĐÍNH CHÁNH MỘT CHỮ QUAN TRỌNG BỊ MẤT TRONG VĂN BIA BẢO ĐỊNH (Hây ‘[Phú] Lung thị’ [sic] là cái gì?) Trấn Định Giang Trong [văn] bia, ngoài t...

ĐÍNH CHÁNH MỘT CHỮ QUAN TRỌNG BỊ MẤT TRONG VĂN BIA BẢO ĐỊNH
(Hây ‘[Phú] Lung thị’ [sic] là cái gì?)
Trấn Định Giang
Trong [văn] bia, ngoài tên sự vật ra, không gì quan trọng bằng thời gian và địa điểm. Văn bia [v/v đào kinh] Bảo Định tới nay vẫn còn gần như nguiên vẹn, chữ viết còn khá rõ. Chỉ tiếc là bị sứt mẻ đá nên mất gần trọn 5 chữa mép dưới, trong đó có một chữ quan trọng cho biết kinh nầy được đào từ đâu tới đâu.
2012, thầy Lê Quang Trường có công bố bản đọc, phiên âm và dịch văn bia nầy trên tạp chí Hớn Nôm số 5 (114) 2012. Công lao của thầy Trường chủ iếu là căn cứ vào văn cảnh và các tư liệu liên quan để điền vô 5 chữ bị mất nói trên là: 自, 富, 惟, 永, 寧. 5 chữ nầy được thầy  ‘khẳng định’ là như vậy luôn.
Tuy nhiên, bằng kiến thức thiệt tế về địa bàn, tôi thấy chữ Phú 富mà thầy ‘khẳng định’ ở đây là không trúng: ‘khởi công tự Phú Lung thị chí Mĩ Tho tấn’. Thầy suy luận: Phú Lung chánh là Phú Lương, tức Lương Phú. Chỗ nầy tôi xin có mấy câu hỏi:
1/ Căn cớ nào cho biết Phú Lương tức Lương Phú?
2/ Nếu đào kinh từ chợ Phú Lương/ Lương Phú ra tới cửa sông Mĩ Tho (tức vàm kinh Bảo Định ở Mĩ Tho/ ngã ba giữa kinh Bảo Định với sông Tiền) thời vô lí:
2.1/Thiệt lục có nói là từ chợ Phú Lương/ Lương Phú cho  tới Mĩ Tho đương thời kinh nầy thông thương thời đào làm chi?
2.2/ Thiệt lục cũng cho biết từ chợ Phú Lương/ Lương Phú tới quán Gai mới bị cạn lấp, cần phải đào vét lại. Như vậy đây mới chánh là đoạn cần đào vét, sao lại không đào mà lại ‘đào’ [sic] ở chỗ đương thông thương?
Để trả lời 3 câu hỏi đó, tra Gia Định thành thông chí và Thiệt lục, thấy lịnh vua phê cho đào từ quán Gai tới chợ Lương Phú. Mà cái chỗ quán Gai đó từ 114 năm trước (tức 1705) ông Vân Trường hầu đã cho đào từ đây cho tới chợ Lương Phú cái hào luỹ nhỏ rồi dựng một cái chòi canh tại chỗ quán Gai để canh phòng địch tình. Cái chòi cao có bắc thang lên trên cao để dòm đi xa, nên dân gian kêu Thang Trông. Cái chợ mọc lên kế đó, vì vậy kêu là chợ Thang Trông, nay là chợ Phú Kiết. Nói tóm lại, theo địa danh ngày nay là:
- 1705 đã đào luỹ từ chợ Thang Trông (tức chợ Phú Kiết) cho tới chợ Lương Phú;
- 1819 đào vét lại đàng nước cũ nầy vị nó bị cạn lấp.
Quay lại văn bia Bảo Định. Nó cho biết:  起功自富篭 市至美萩汛 (khởi công tự ? Lung thị chí Mĩ Tho tấn). Thầy Trường ‘khẳng định’ là mất chứ Phú nên tự thêm vô thành: 起功自富篭 市至美萩汛 (khởi công tự Phú Lung thị chí Mĩ Tho tấn), và thầy dịch là: ‘đào từ chỗ chợ Phú Lung đến bến Mỹ Tho’, và thầy giảng Phú Lung tức là Phú Lương, tức là Lương Phú. Nên mới ra cơ sự nói trên: Chỗ cần đào không đào, chỗ không cần đào lại đào!
Vậy mấu chốt vướng đề ở cái chữ cuối cùng của cột thứ 5 bị mất mà thầy Trường ‘khẳng định’ là chữ Phú 富. Tuy nhiên, để biết thiệt ra nó là chữ gì thời nên coi chữ kề sau nó, đó là chữ 篭. 
Chữ nầy được thầy Trường đọc là Lung, kể cũng trúng. Nhưng nếu đọc là Lung thời sẽ bế tắc, vì trên thiệt địa xưa nay hổng có cái chợ Phú Lung nào ở chỗ chợ Lương Phú hiện nay, càng không có ở chỗ chợ Phú Kiết hiện nay.
Do đó, cần phải đi tìm cách đọc khác khả dĩ cho chữ 竜 nầy. Và bất ngờ là, khi tra theo chữ Nôm, tôi phát giác ra chữ 竜 nầy còn có âm là Trông. Vậy dễ dàng suy ra chữ bị mất kề trước nó là chữ Thang: Thang Trông. 
Vậy là văn bia vốn viết: 起功自[木湯]篭 市至美萩汛 (khởi công tự Thang Trông thị chí Mĩ Tho tấn), và hiểu là: ‘đào từ chỗ chợ Thang Trông đến bến Mĩ Tho’, tức đào từ chợ Phú Kiết tới Mĩ Tho.
Như vậy thời hoàn toàn khớp với GĐTTC và với Thiệt lục, vừa trúng với thiệt địa, vừa trúng với địa danh dân gian.
Nói tóm lại, chữ cuối dòng thứ 5 trong bia Bảo Định chánh là chữ Nôm [木湯] có âm là Thang, chữ kế sau cũng là chữ Nôm 篭, âm là Trông. Nói cách khác, trong bổn  ‘khẳng định’ của thầy Trường có 2 chữ 富竜 mà thầy đọc là Phú Lung, cần phải đính chánh lại thành hai chữ [木湯]篭  và đọc là Thang Trông.
Chú thích ảnh [Trấn Định Giang]: 1,2: Bia Bảo Định'
3,4: Chữ [木湯] bị mất và chữ 篭 kế sau, đọc là Thang Trông.

Lê Công Lý 










Không có nhận xét nào