Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KẾ THỪA

KẾ THỪA  Những dự án đất đai ( ồn ào nhất là 7 dự án) ở TpHCM đang nói rà soát lại để có quyết định khác là lý luận sai nguyên tắc pháp luật...

KẾ THỪA 

Những dự án đất đai ( ồn ào nhất là 7 dự án) ở TpHCM đang nói rà soát lại để có quyết định khác là lý luận sai nguyên tắc pháp luật. 

Về quản lý nhà nước thì thủ trưởng cơ quan lên thay phải thi hành các quyết định mà thủ trưởng đời trước đã ký một khi các quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật, còn ông ký sai luật hay không là vấn đề xử lý khác. 

Quan hệ giữa chính quyền và công dân không thể lý luận như quan hệ giao dịch giữa nhân dân với nhân dân theo kiểu hợp đồng, giao kết có yếu tố trái pháp luật thì bị hủy bỏ. Vì bản chất là nhân dân có thể không hiểu pháp luật nhưng cơ quan nhà nước bắt buộc phải hiểu pháp luật khi thực thi công vụ. 

Do đó nghĩa vụ của nhà nước là phải đảm bảo cán bộ của mình thực thi công vụ đúng pháp luật và các cơ quan ngang hàng, cấp trên, tư pháp (cũng của nhà nước) hoặc cơ quan giám sát độc lập của nhân dân... có quyền ngăn chặn, kháng nghị ngay khi thấy quyết định do cán bộ công bố ra trái pháp luật trước khi quyết định đó gây ra hậu quả xã hội. Còn khi đó không có kháng nghị hay ngăn chặn thì mặc nhiên có giá trị thi hành.

Bởi vì khi quyết định ban ra và có hiệu lực pháp luật mà nhân dân không thi hành thì rất dễ bị quy cho là “chống chính quyền” hoặc “chống nhà nước”.

Bây giờ nói các quan đó ký sai luật rồi các quan sau thu hồi thì vấn đề các quyết định của các quan sau có giá trị đến đâu ? Ví dụ thủ trưởng cơ quan công an ký quyết định bắt người thì người bị bắt có quyền lý luận là “lỡ ông bắt sai thì sao, ai biết ông ký lệnh bắt sai hay đúng”. Thế thôi lệnh bắt cứ để đó, đợi ông công an đời sau lên để hỏi coi đúng hay sai rồi tôi mới chấp hành.

Không thể có tiền lệ là trong cùng một nhà nước thì ông sau lên lại bác bỏ các quyết định của các ông trước.

H.M



Không có nhận xét nào