Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHỦNG HOẢNG DỊCH CÚM HEO ĐANG TRÀN NGẬP TRÊN TOÀN CÕI TRUNG QUỐC

KHỦNG HOẢNG DỊCH CÚM HEO ĐANG TRÀN NGẬP TRÊN TOÀN CÕI TRUNG QUỐC Dịch cúm heo đang lan tràn khắp Trung Quốc, gây thiệt hại về kinh tế và ô n...

KHỦNG HOẢNG DỊCH CÚM HEO ĐANG TRÀN NGẬP TRÊN TOÀN CÕI TRUNG QUỐC

Dịch cúm heo đang lan tràn khắp Trung Quốc, gây thiệt hại về kinh tế và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhất là nguồn cung ứng thịt heo, là thức ăn chính của khoảng 1.4 tỷ dân Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chuyện tưởng nhỏ mà không phải nhỏ, vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn khó khăn này. Chưa có thông kê số liệu thiệt hại cụ thể vì chính quyền Bắc Kinh đang che đậy số liệu tổn thất. 

Thịt heo là thực phẩm chính của dân Trung Quốc, nó quan trọng đến nỗi nhà nước phải có kho dự trữ (National reserve). Lạm phát kinh tế Trung Quốc sẽ tăng vì giá nhập khẩu sẽ cao hơn giá nội địa. Thịt heo nhập khẩu từ Hoa Kỳ hiện đang bị Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu đến 62%, việc này có thể gọi là tự dùng súng bắn vào chân mình, Trung Quốc chắc tự tin rằng thịt heo nội địa đủ để cung ứng cho toàn quốc?

Dịch cúm heo, African Swine Fever (ASF), phát hiện đầu tiên tại Hoa lục vào ngày 3/8/2018 với báo cáo 47 con heo bị chết trong tổng số 383 con được nuôi trong một trại nhỏ tại tỉnh Liêu Ninh (Liaoning 遼寧), nằm về hướng Đông Bắc Trung Quốc tiếp giáp biên giới Bắc Triều Tiên.

ASF là một dịch cúm có độ truyền nhiễm rất cao gây ra bởi loại vi khuẩn thuộc họ Asfarviridae, và có khả năng lây qua những con bọ của chủng Ornithodoros, xuất phát từ bệnh dịch cúm heo rừng tại Phi châu. Hiện nay, thế giới chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh cúm heo ASF. Nguy hiểm hơn nữa, xác suất của heo bị lên cơn sốt và chết sau khi nhiễm khuẩn ASF lên đến gần 100% trong các trường hợp đã được ghi nhận.

Học Viện Quân Sự về Y Khoa Trung Quốc tại thành phố Trường Xuân (Changchun) xác nhận loại khuẩn tìm được trong heo bệnh tại Liêu Ninh là loại truyền nhiễm rất cao được phát hiện tại nước Georgia vào năm 2007 và sau đó lan tràn sang Estonia và Nga. Trên thị trường quốc tế, giá cả heo thịt của Nga rẻ tiền hơn của Hoa Kỳ và Úc, vì thế những công ty và chủ trại chăn nuôi Trung Quốc đã có khuynh hướng nhập khẩu giống heo của Nga. Điều đó có thể là nguồn của dịch cúm heo bị mang vào Hoa lục.

Sau khi cúm heo nhập vào Trung Quốc, vi khuẩn ASF lại được phát hiện trong những loại bột dinh dưỡng với thành phẩm nguyên liệu lấy từ máu heo, được sản xuất bởi Baodi Agri & Tech Co Ltd, một công ty sản xuất thực phẩm nuôi heo tại Thiên Tân (Tianjin) phía Bắc của Trung Quốc. Nguyên liệu chính của 73,93 tấn bột dinh dưỡng của Baodi Agri & Tech Co đã được tiêu thụ bởi kỹ nghệ chăn nuôi, đã được cung cấp bởi những lò giết heo tại Thiên Tân với số lượng heo bệnh đến từ Liêu Ninh.

Sự che đậy thông tin về bệnh dịch và chậm trễ hoạch định kế sách đối phó của nhà cầm quyền Trung Quốc đã khiến hậu quả trở thành nghiêm trọng. Mặc dù những heo bệnh đã được phát hiện tại Liêu Ninh từ đầu tháng 8, theo nguồn tin Reuters, phải chờ hơn một tháng, cho đến ngày 11/9/2018, Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc mới ra thông báo chính thức ngăn cấm việc chuyên chở heo ra khỏi các tỉnh đã bị ảnh hưởng, gồm có Hà Bắc (Hebei) và Cát Lâm (Jilin) nằm sát ranh giới tỉnh Liêu Ninh, khu tự trị Nội Mông ở hướng Bắc và các tỉnh về phía Đông Nam bao gồm Hồ Bắc (Hubei), Sơn Đông (Shandong), Sơn Tây (Shanxi), Phúc Kiến (Fujian), Giang Tây (Jiangxi), thành phố Thượng Hải (Shanghai) và vào trong lục địa đến tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi).

Trong khi Nhà nước Trung Quốc che đậy thông tin, các chủ trại chăn nuôi lại tiếc của. Những chủ trại heo tại các khu vực bị ảnh hưởng, muốn gỡ lại vốn, đã lén lút chuyên chở heo bệnh sang các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Điều này khiến cho vi khuẩn ASF có cơ hội phát tán nhanh chóng thêm. Từ khi có lệnh cấm chuyên chở heo bệnh của Nhà nước, dịch cúm heo AFS vẫn tiếp tục gia tăng tốc độ lan tràn từ 9 tỉnh, đến hôm nay đã bao gồm hầu như toàn cõi Hoa lục với 23 tỉnh và khu tự trị Nội Mông đã được xác nhận có dịch cúm heo ASF và trên 200.000 heo bệnh đã bị chôn sống hoặc thiêu sống một cách dã man.

Chỉ có ở Trung Quốc, dịch cúm heo mới có thể lan tràn từ Bắc xuống Nam trên một ngàn cây số trong vòng 5 tháng. Và nó vẫn chưa dừng bước.

Tai họa đã đến với kỹ nghệ thực phẩm của Trung Quốc với quá trình không đạt tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu thụ. Theo các chuyên gia y tế của World Organisation for Animal Health (OIE), vi khuẩn ASF có thể sống được trong nhiệt độ thấp trong một thời gian dài. Loại vi khuẩn ASF hiện đang lan tràn tại Hoa lục có thể sống trong thịt "giăm-bông" (ham) với nhiệt độ thấp đến trên một năm.

Ngày 6/8/2018, chính quyền Nhật Bản đã lo xa và ra lệnh cấm nhập khẩu thịt heo được xử lý nhiệt (heat-treated pork) từ Hoa lục. Trong hai tuần lễ sau đó, các cơ quan kiểm tra thực phẩm tại Nhật Bản và Đài Loan đã tìm thấy dấu hiệu của vi khuẩn ASF trong các sản phẩm thịt heo đông lạnh, thịt giăm-bông và thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngày 17/8/2018, chính quyền Nhật Bản ngăn cấm du khách Trung Quốc tuyệt đối không được mang vào Nhật thực phẩm có thịt heo.

Đầu tháng 11/2018, chính quyền Đài Loan đã phát hiện các loại lạp xưởng nhập khẩu từ Trung Quốc, với bao bì kín hơi rất cao cấp, cũng vẫn bị nhiễm khuẩn ASF. Lập tức, chính phủ Đài Loan đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm thịt heo của Trung Quốc. Những du khách hoặc người Đài Loan trở về từ Hoa lục, nếu bắt được mang theo trong hành lý những sản phẩm có chất thịt heo của Trung Quốc sẽ bị phạt nặng, đến $200.000 NT (khoảng 6.490 USD). Kể từ ngày 18/12/2018 cho đến nay, đã có 44 trường hợp vi phạm bị phạt, bao gồm 33 trường hợp phát hiện tại phi trường quốc tế Taoyuan.

Trong bài diễn văn đầu năm 2019 của Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã có đề cập đến dịch cúm heo tai Hoa lục. Bà Thái kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc hãy chấm dứt sách lược "một quốc gia, hai hệ thống" và để dành thời giờ tập trung vào nỗ lực giải quyết dịch cúm heo đang lan tràn toàn cõi Hoa lục giết chết hàng trăm ngàn con heo và đe dọa an ninh thực phẩm và y tế trong vùng.

Nhiều chủ trại chăn nuôi Trung Quốc đã bị vỡ nợ, phá sản và lại không có ý thức để giết đi những con heo bệnh một cách nhân đạo và thiêu hủy đúng với tiêu chuẩn y tế và vệ sinh tối thiểu. Một số video đưa lên cộng đồng mạng gần đây cho thấy hàng ngàn xác heo chết đã bị bỏ dọc theo hai bên lề đường. Tại tỉnh Phúc Kiến (Fujian) bên phía Tây eo biển Đài Loan, xác heo chết đã bị vất bừa bãi xuống biển.

Ngày 2/1/2019, một xác heo chết của Trung Quốc đã trôi giạt vào bãi biển của đảo Kinmen (còn gọi là Quemoy Island) thuộc lãnh thổ Đài Loan, đã được Bộ Y Tế Đài Loan kiểm tra xác nhận có nhiễm khuẩn ASF. Điều này đã khiến cho bà Thái lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh cần phải minh bạch với quốc tế về tình trạng thật sự hiện nay về bệnh dịch này ở Hoa lục. Sau đó một hôm, một xác heo chết khác từ Trung Quốc đã trôi vào một bãi biển khác của Đài Loan gần Kinmen.

Hiện nay, vi khuẩn ASF chưa có dấu hiệu tác động trên cơ thể con người, tuy nhiên các chuyên gia cho biết những đột biến sinh học (mutations) của vi khuẩn ASF này có thể có khả năng biến dạng để thích ứng với cơ thể con người trong tương lai.

Không nghe thấy báo chí Việt Nam cảnh báo người dân về dịch cúm heo và thực phẩm có thịt heo được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự bưng bít thông tin theo thói quen và vô cảm với sức khỏe người dân của chế độ CS cũng hôi thối như xác heo chết vậy.

January 6, 2019 Salen zen







Không có nhận xét nào