Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGƯỜI NGHÈO MÃI NGHÈO

[NGƯỜI NGHÈO MÃI NGHÈO] Ở Việt Nam nếu bạn là một người lao động làm công ăn lương thì bạn sẽ mãi nghèo và không bao giờ đổi đời được. Gần n...

[NGƯỜI NGHÈO MÃI NGHÈO] Ở Việt Nam nếu bạn là một người lao động làm công ăn lương thì bạn sẽ mãi nghèo và không bao giờ đổi đời được. Gần như không thể và thậm chí là bất khả thi. Nhưng vì sao lại như vậy? Thay vì viết một bài phân tích dài dòng, dễ gây nhàm chán, thì tôi sẽ tóm tắt lại nhé.



Người nghèo ở Việt Nam sẽ muôn đời nghèo vì những lý do sau:

1. Lạm phát quá cao - Hiện tại mức mất giá của đồng tiền Việt Nam ở mức 5-10% mỗi năm. Điều này có lợi cho tầng lớp đầu tư và đầu cơ khi lượng tiền mới đẩy giá trị tài sản lên. Nhưng nó là cơn ác mộng của những người vô sản. Nếu bạn là một người chỉ làm công ăn lương đủ sống qua ngày, như 90% dân Việt nam hiện tại, thì bạn khó đi làm và tích lũy vốn để có thể phát triển được. Lạm phát sẽ ăn sạch công sức của bạn.

2. Hệ thống giáo dục thối nát - Muốn dân giàu thì phải cho họ nền tảng giáo dục để có kiến thức để nâng cao bản thân. Hầu hết các nước tiên tiến và đang có tầm nhìn phát triển đều có giáo dục miễn phí hoặc phí thấp. Ví dụ điển hình là Thái Lan, một nước chưa quá giàu nhưng có tư duy xóa đói giả nghèo qua đường học vấn. Giáo dục miễn phí bảo đảm rằng người nghèo và con cái của họ có thể tiếp cận kiến thức để thoát nghèo mà không bị rào cản gì. Ở Việt Nam thì nếu cha mẹ bạn không có tiền đi học thì nghỉ học để đi làm thuê. Vòng xoay nghèo đói mãi tiếp tục.

3. Hệ thống y tế quá tồi tàn - Chức năng của y tế công là bảo đảm rằng cho dù bạn nghèo hay giàu thì khi bị bệnh thì gia đình bạn sẽ không phá sản. Bạn đi làm, đóng thuế và tham gia vào chương trình y tế thì phải được chữa trị tới cùng. Đó là lời cam kết của chính quyền đối với công dân nếu muốn họ miệt mài đi làm đóng thuế. Hệ thống y tế ở Việt Nam thối nát tới mức đi khám phải lót tiền, đi đẻ phải lo phong bì và nếu bị bệnh mà không tiền thì ra ngoài chờ chết. Chỉ cần bị bệnh một cái là cả nhà sẽ gặp vấn đề tài chính. Khi không có nền tảng y tế để đảm bảo tính mạng cho người dân thì nghèo vẫn hoàn nghèo.

4. Công nhân không có công đoàn độc lập - Khi không có ai đại diện cho họ thì công nhân sẽ phải bị bóc lột và đàn áp một cách chính thức. Công đoàn lao động đóng vai trò đàm phán và bảo vệ quyền lợi cho người đi làm để xây dựng một môi trường làm việc công bằng cho cả người chủ và người làm. Ở Việt Nam thì mọi hoạt động công đoàn đều dưới sự kiểm soát của chính quyền. Công nhân thì chỉ biết cam chịu, người chủ thì tha hồ lạm dụng và chính quyền thì coi đó là thành công khi biến đất nước thành nhà máy lao động rẻ tiền của thế giới.

5. Hệ thống chính quyền và hành chính tham nhũng từ trên xuống dưới - Muốn có môi trường đầu tư minh bạch và linh động thì cỗ máy điều hành phải liêm chính và cạnh tranh. Trong một môi trường độc tài thì tham nhũng là quy luật. Trong một đất nước mà đi làm giấy tờ từ lớn tới nhỏ đều phải lót tiền thì không thể nào có sự phát triển được. 

Đất nước này đã bị kìm nén quá nhiều quá lâu. Người nghèo Việt Nam mãi nghèo. Chủ trương xóa đói giảm nghèo hiện tại của chính quyền là đưa người nghèo đi xuất khẩu lao động với đồng lương rẻ mạt, bán tài nguyên để nhận lại những đồng tiền dơ bẩn, làm lơ để các doanh nghiệp tàn phá môi trường để đổi lại sự tăng trưởng ảo và thúc đẩy bất động sản để đem lại sự ảo giác phồn vinh trong công chúng.

Người nghèo ở Việt Nam không thể nào thoát nghèo được khi đi làm thì nhận đồng lương bèo bọt, vô bệnh viện thì chờ chết, tích lũy tiền thì bị cướp qua lạm phát và con cái thì bị làm ngu bởi hệ thống tẩy não. CNXH là lý tưởng để bảo vệ người nghèo nhưng bây giờ nó là nguyên nhân của cái nghèo. Đất nước này sẽ mãi nghèo, người dân xứ này sẽ muôn đời sống trong kiếp nô lệ. Người Việt Nam lao động cả đời chỉ bằng người nước khác làm một năm.
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào