Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUYÊN TẮC TẢN QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ DÙNG KHẾ ƯỚC ĐỂ VẬN HÀNH XÃ HỘI

NGUYÊN TẮC TẢN QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ DÙNG KHẾ ƯỚC ĐỂ VẬN HÀNH XÃ HỘI Học thuyết phân quyền được các triết gia John Locke, Montesquieu, Jean Jacq...

NGUYÊN TẮC TẢN QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ DÙNG KHẾ ƯỚC ĐỂ VẬN HÀNH XÃ HỘI
Học thuyết phân quyền được các triết gia John Locke, Montesquieu, Jean Jacques Rousseau thảo luận và phát triển. Trong đó thuyết “Tam quyền phân lập” được ứng dụng phổ biến trong các mô hình nhà nước hiện nay. Theo luận giải của các triết gia, tập quyền và độc quyền chính là nguyên nhân gốc rễ của lạm quyền, lộng quyền dẫn đến tham nhũng, nhiễu nhương, dùng ý chí cá nhân để áp đặt cai trị dẫn đến bất ổn hay rối loạn xã hội. 

Cùng với nhà nước tản quyền thì xã hội phải lập ra bản Khế Ước trong đó nhân dân đồng thuận các nguyên tắc căn bản để vận hành nhà nước và xã hội. Xã hội phong kiến, quân chủ dùng ý chí cá nhân hay nhóm nhỏ người để áp đặt lên số đông thì dù ông vua, lãnh chúa có “anh minh, sáng suốt” đến mấy cũng luôn tạo ra những bất ổn và rối loạn xã hội.  

Từ hai nguyên tắc “Tản quyền nhà nước” và lập “Khế ước xã hội”, nhà nước cần phân chia và vận hành các nhánh quyền lực khác nhau:

- Lập pháp: Quốc hội, cơ quan do dân cử, soạn thảo Hiến pháp và các đạo luật, phê duyệt chi tiêu ngân sách quốc gia

- Hành pháp: Chính phủ, các bộ ban ngành, thi hành pháp luật 

- Tư pháp: Toà án, cơ quan tài phán, bảo vệ pháp luật. Ngành tư pháp còn có Toà Bảo hiến có nghĩa vụ giải thích và bảo vệ Hiến pháp để hiệu lực của Hiến pháp là tối thượng.

Ba nhánh quyền lực nhà nước thực chất không hoàn toàn độc lập với nhau mà kiểm soát chéo lẫn nhau, đảm bảo nhánh nào cũng có quyền lực, không bị thâu tóm quyền bởi nhánh khác. Ba nhánh quyền lực như thế kiềng ba chân, giúp cân bằng quyền lực nhà nước và các cá nhân đứng đầu trong quản trị xã hội hiệu quả.

Ngày nay, ngoài kỹ thuật chính trị tản quyền nhà nước theo hàng ngang thành ba nhánh quyền lực, nhà nước còn tản quyền theo hàng dọc, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương để đảm bảo không có tập quyền trung ương ở bất kì nhánh quyền lực nào. Địa phương được quyền tự quyết một số vấn đề trong địa phận của mình.

Nhà nước đầu tiên trên thế giới hiện thực được mô hình tản quyền nhà nước cả hàng ngang (quốc hội, chính phủ, toà án) và hàng dọc (chính quyền liên bang - chính quyền tiểu bang) chính là nước Mỹ. Quốc gia đầu tiên viết được Hiến pháp thành văn cũng chính là nước Mỹ. Thuyết phân quyền và giải pháp lập Khế ước xã hội của các triết gia John Locke, Montesqueu, Jean Jacques Rousseau đã được các nhà lập quốc Hoa Kỳ vận hành xuất sắc. Mở ra kỉ nguyên mới về nền cộng hoà - nhân dân làm chủ đất nước của loài người.

Cùng xem xét mô hình nhà nước ta hiện nay: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ”. Bộ Chính Trị quyết mọi chủ trương, chỉ đạo quốc hội bàn thảo luật, đưa chính phủ thực thi và toà án tài phán. Đây là mô hình tập trung quyền lực do một chính đảng độc quyền. Về bản chất mô hình này không tiến bộ hơn mô hình nhà nước phong kiến, một ông vua đứng trên tất cả. Chúng ta thì đang có Bộ Chính Trị là 16 ông vua. Nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đã từng thừa nhận, nhà nước ta không khác gì nhà nước phong kiến.

Nhân dân không có thực quyền làm chủ đất nước ở mô hình nhà nước như vậy. Bởi vì nhân dân không được hiện thực lá phiếu bầu lãnh đạo quốc gia. Cũng không có cơ chế cho nhân dân giám sát đảng và nhà nước, phế truất đảng và nhà nước khi các cơ quan này hoạt động không hiệu quả hay gây hại quốc gia. Thực chất mô hình này quyền lực chỉ đi một chiều từ Đảng xuống nhà nước rồi tới nhân dân.

Câu hỏi đặt ra là: Mô hình nhà nước nào là phù hợp cho đất nước phát triển? 

Các nền cộng hoà hay quân chủ lập hiến trên thế giới ngày nay đã minh chứng nhiều mô hình nhà nước thành công trong quản trị xã hội. Từ nền cộng hoà tổng thống, đại nghị, bán đại nghị hay các nhà nước quân chủ lập hiến (vẫn giữ Vua và hoàng gia nhưng lập hiến pháp và nhà nước tản quyền để vận hành xã hội). Nhìn chung, mô hình nhà nước thành công là mô hình như sau:

CHÍNH DANH: Nhà nước phải do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử tự do và trung thực, cạnh tranh chính trị công bằng giữa các đảng phái để người dân lựa chọn ra người đại diện cho nhân dân và hoạt động vì nhu cầu xã hội. Chỉ có thông qua bầu cử tự do bằng hiện thực sức mạnh lá phiếu của cử tri mới có được một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” thực sự. Làm được điều này đồng nghĩa với việc người dân trong đất nước phải ý thức tham gia chính trị là nghĩa vụ, coi vấn đề xã hội là trách nhiệm chung. Hiện thực lá phiếu và giám sát hoạt động của chính trị gia đại diện cho nhu cầu của mình khi trúng cử đã là tham gia chính trị. Nhà nước không phải chỉ của riêng ĐCS hay bỏ mặc cho ĐCS lo liệu mà của toàn dân.

MINH BẠCH: Nhà nước hoạt động minh bạch khi hệ thống pháp luật chuẩn mực, phân quyền và trao quyền rõ ràng, đầy đủ cho các nhánh chính quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

HIỆU QUẢ: qua đoàn kết quốc gia. Xét cho cùng mục tiêu quản trị xã hội là tạo ra một xã hội hài hoà, người dân đoàn kết thượng tôn pháp luật. Không có quốc gia nào chia rẽ, pháp luật bị xem thường mà là quốc gia giàu mạnh, văn minh. Đoàn kết quốc gia với pháp luật chuẩn mực chính là tiêu chí đánh giá hiệu quả của một nhà nước.

Trần Hương Quế

#Người_Việt_đoàn_kết cho #Nước_Việt_đoàn_kết

#Đoàn_kết_quốc_gia với #Pháp_luật_chuẩn_mực




Không có nhận xét nào