NHỮNG NƯỚC NÀO HỖ TRỢ KHMER ĐỎ? Mấy hôm nay có vài người bạn gửi cho mình xem stt của nhà báo Lê Gạch, định hướng dư luận về cuộc chiến biên...
NHỮNG NƯỚC NÀO HỖ TRỢ KHMER ĐỎ?
Mấy hôm nay có vài người bạn gửi cho mình xem stt của nhà báo Lê Gạch, định hướng dư luận về cuộc chiến biên giới Tây Nam. Theo lẽ thường, các anh nhà báo cách mạng phải ăn cây nào rào cây ấy. Chỉ tiếc rằng có nhiều người không hiểu lịch sử nên bị anh này lòe bịp. Stt này của mình nhằm tố cáo nhà báo LG và báo cách mạng infornet có hành vi xuyên tạc lịch sử, vi phạm luật ANM. Stt của ảnh mình chụp đính kèm, stt gốc có trong phần cmt, như thường lệ khi mình bóc phốt DLV, sợ là anh em sẽ block mình để phi tang stt.
Mọi người cần phân biệt rõ 3 giai đoạn trong sự tồn tại của Khmer đỏ.
Giai đoạn 1: Kháng chiến lần thứ nhất
Kể từ khi Soloth Sar (Pol Pot) cùng các đồng chí của mình từ Pháp về nước tham gia kháng chiến. Giai đoạn này họ khá thân thiết với VNDCCH. Xin lưu ý, chỉ 5 ngày trước khi Khmer đỏ chiếm được PhnomPenh thì Ieng Sary (1 trong tứ trụ của Khmer đỏ) vẫn còn ở Quảng Trị. Ông này vẫn thường xuyên qua lại HN bằng đường bộ để sang Bắc Kinh.
Giai đoạn Sihanouk cầm quyền thì BẮc Việt (BV) không ra mặt hỗ trợ Khmer đỏ, nhưng kể từ khi Lon Nol lật đổ Sihanouk thì 2 bên được coi là đồng minh trong khi Sihanouk lưu vong sang TQ.
Giai đoạn 2: Nắm chính quyền
17/4/1975, Khmer đỏ đánh đuổi quân Lon Nol, giành chính quyền. Họ công khai xua đuổi người ngoại quốc (phương Tây) và cả những người thân Liên Xô, Việt Nam. Khmer đỏ vốn luôn đề phòng VNDCCH, do nghi ngờ VN có dã tâm tiểu bá, muốn thâu tóm cả Đông Dương. Sau khi giành được chính quyền thì họ không còn e dè gì nữa vì đã có sự hậu thuẫn từ TQ.
Cả Khmer đỏ và Sihanouk đều được lòng TQ và Bắc Triều Tiên. Sihanouk lúc đó lưu vong ở TQ và được TQ ngỏ lời là muốn ở đến bao giờ cũng được, có chế độ đãi ngộ rất tốt. Tương tự vậy, Kim Nhật Thành còn xây cho Sihanouk 1 biệt thự sang trọng ở Bình Nhưỡng để ông ta qua lại ở đó.
Khmer đỏ diệt chủng ở Campuchia là có lý do về tư tưởng. Họ có triết lý riêng của họ về con đường tiến lên CNCS. Thường sách báo VN hay lờ đi việc Khmer đỏ cũng là CS! Pol Pot và các đồng chí Ieng Sary, Khieu Samphan muốn tiến thẳng lên CNCS không cần trải qua giai đoạn TBNC và XHCN như con đường của Marx vạch ra. VN và TQ mới chỉ bỏ qua giai đoạn quá độ là TBCN, vì thế mà Pol Pot tự hào là chúng tôi còn CM hơn cả các đồng chí!
Việc diệt chủng ở Campuchia chính là hệ quả của việc cải tạo xã hội đó. Khmer đỏ dùng bạo lực để xóa bỏ giai cấp, biến toàn bộ trí thức, giai cấp bóc lột thành giai cấp công nông. Xua đuổi họ về các vùng nông thôn để lao động chân tay. Khmer đỏ cho là ngay cả TQ cũng chưa thực sự là CS khi vẫn còn duy trì tiền tệ, trong khi nhà nước Campuchia dân chủ đã xóa bỏ tiền tệ. Vì sự thanh lọc giai cấp này diễn ra đột ngột, thiếu sự chuẩn bị nên nhiều người đã chết vì không chịu nổi gian khổ hoặc bị Khmer đỏ giết chết (vì bị cho là thành phần không thể cải tạo).
Khmer đỏ xây dựng CNCS 1 cách cực đoan nhất trong lịch sử tồn tại của các chế độ CS. Trước đó, Mao Trạch Đông đã làm việc gần tương tự với giai đoạn Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa. Do đó, Mao chính là 1 hình mẫu để Pol Pot noi theo nhưng còn trên tầm về độ cực đoan, bạo lực.
Khi Ieng Sary từ Bắc Kinh về nước ngay khi Khmer đỏ mới cướp chính quyền có tới gặp Chu Ân Lai. Chu lúc đó đang bị ung thư giai đoạn cuối, đã dặn dò Ieng Sary là: "Các đồng chí cần tiến từ từ, từng bước một, lên CNCS, đừng vội vàng quá". Tức là TQ cũng không hoàn toàn ủng hộ biện pháp của Pol Pot nhưng TQ vẫn ủng hộ chính quyền Khmer đỏ nhiệt tình vì có chung 1 điểm là đều đề phòng VNDCCH.
Tóm lại, trong giai đoạn này, chỉ có TQ và 1 phần là BTT hỗ trợ chính quyền Khmer đỏ. Các nước phương Tây vẫn đang là kẻ thù của họ. Ngay sau khi giành chính quyền, Khmer đỏ còn bắt cóc 1 con tàu Mỹ ở vịnh Thái Lan khiến quân đội Mỹ phải tấn công 1 hòn đảo đang giam giữ con tàu khiến Khmer đỏ sợ quá phải trao trả toàn bộ. Đó coi như cuộc tấn công cuối cùng của Mỹ ở Đông Dương.
Việc Sihanouk về nước làm Chủ tịch nước Campuchia DC là theo sự chỉ đạo của TQ, để giành lấy chính danh và ghế ở LHQ. Các nước ASEAN chưa có vai trò gì ở giai đoạn này. Mà chính ở giai đoạn này Khmer đỏ mới tấn công VN, gây nên những vụ thảm sát người Việt.
Vì vậy, NƯỚC NGOÀI mà báo chí CM nhắc đến mấy hôm nay là chỉ TQ và 1 phần nhỏ là BTT chứ không có phương Tây hay ASEAN tham dự vào. Nhà báo LG chơi trò đánh bùn sang ao để chăn bò đỏ mà thôi.
Vậy các nước phương Tây và ASEAN, lúc đó thân phương Tây, có thực sự hỗ trợ cho Khmer đỏ hay không? Câu trả lời ở giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Kháng chiến lần 2 (chống VN)
Năm 77-79, sau 1 số xung đột biên giới căng thẳng, TBT Lê Duẩn từng sang PhnomPenh đàm phán, trả lại đảo Wai cho Campuchia, nhưng không thành công. Khmer đỏ vẫn giữ quan điểm cứng rắn. VN quyết định dựng lên 1 Mặt trận của những người CS Campuchia lưu vong ở VN để chuẩn bị cho chính quyền mới thay thế Khmer đỏ. Đó là các ông Heng Samrin, Hun Sen...cấp bậc lớn nhất mới là thiếu tá.
Năm 79, QĐ VN tấn công sang Campuchia và nhanh chóng đè bẹp chính quyền Campuchia dân chủ. Nhưng Khmer đỏ thiệt hại không nhiều. Họ dùng đúng chiến lược quen thuộc của VN là vườn không nhà chống và phát động chiến tranh du kích trong khi VN dựng lên 1 chính quyền thân VN tên là CH ND Campuchia.
Chính quyền này dĩ nhiên không được phương Tây cũng như LHQ công nhận, do không qua bầu cử, thiếu chính danh. LHQ lúc đó vẫn chỉ công nhận chính quyền Campuchia dân chủ.
Lúc đó ở Campuchia có 2 phe kháng chiến chống chính quyền Heng Samrin và VN là phe Khmer đỏ và phe quốc gia (không CS) của Son Sann. Sihanouk lúc đó lưu vong tại Bắc Kinh nhưng lại thành lãnh tụ của phe quốc gia. Các nước phương Tây và ASEAN hỗ trợ 2 phe kháng chiến này. Lý do khiến VN bị cấm vận cũng là do việc can thiệp và đóng quân hơn 10 năm ở Campuchia.
Trong số các nước ASEAN thì Thái Lan là công khai ủng hộ phe kháng chiến nhất, vì cả khối này, trong đó có Thái Lan, đều lo ngại VN bành trướng chủ nghĩa CS, xuất khẩu CM sang các nước đó. Thái Lan có vị trí ngay sát Campuchia nên lo ngại nhất, thực tế QĐ VN cũng đã từng tấn công sang đất Thái vài chục km để tiễu trừ Khmer đỏ.
Tuy nhiên, cần nhớ là, TQ hỗ trợ đến 90% cho sự tồn tại của Khmer đỏ, thông qua Hoa kiều ở Thái Lan. Căn cứ của Khmer đỏ đều ở biên giới hoặc nằm trong đất Thái Lan. Vì vậy mà VN không thể tiêu diệt được hết quân kháng chiến. Đó là lý do mà VN đưa ra để không rút quân khỏi Campuchia.
Khmer đỏ chỉ thực sự tan rã khi VN rút quân, do LX sụp đổ, kiệt quệ kinh tế và TQ đưa ra điều kiện này để bình thường hóa quan hệ. Khi Campuchia được UNTAC hỗ trợ để tổng tuyển cử, lập nên 1 chính quyền dân chủ, thì TQ dừng trợ cấp cho Khmer đỏ. Tàn quân Khmer đỏ mới lần lượt ra hàng và tan rã.
Dương Quốc Chính
Không có nhận xét nào