PHÁO CÂM Theo phong tục từ xưa đến nay, tiếng pháo nổ vang rền trong dịp Tết, nhất là đêm ba mươi là để tống khứ lũ tà ma, tiếng pháo giòn g...
PHÁO CÂM
Theo phong tục từ xưa đến nay, tiếng pháo nổ vang rền trong dịp Tết, nhất là đêm ba mươi là để tống khứ lũ tà ma, tiếng pháo giòn giã cũng là tiếng chào năm mới. Tiếng pháo rộn rã báo hiệu một mùa xuân rực rỡ, vang rền. Xác pháo hồng tươi cũng là một cách đón Tết, đỏ hồng như xác pháo. Tiếng pháo, xác pháo đều để thể hiện niềm vui, nỗi hân hoan của con người với mùa xuân. Đã mười mấy năm rồi nhà nước cấm đốt pháo, cấm thì dân chấp hành nhưng thú thật đêm giao thừa không tiếng pháo, cái không khí Tết chỉ còn một nửa. Tết bỗng hoá vô duyên. Trẻ con lớn lên chỉ biết tiếng pháo trong thơ văn, qua lời kể của người lớn, qua hình ảnh còn sót lại.
Bây giờ nghe nói ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị chính phủ xem xét cho đốt pháo lại, nhưng là pháo không tiếng nổ, tức là pháo câm. Đọc tin này, tui xin lỗi đù má một cái, pháo câm sao lại gọi là pháo được, đốt pháo mà không có tiếng nổ thì đốt làm con c. gì, hay đốt cho mấy người bị điếc nghe. Làm đến chức phó thủ tướng và cả chính phủ nữa, không biết mấy cha mấy mẹ nghĩ gì mà có một cái đề nghị ngu đến thế.
Đù má, pháo không tiếng nổ mà cũng gọi là pháo. Tui xin thua.
Đỗ Duy Ngọc
Không có nhận xét nào