QUY ĐỊNH VI HIẾN Nếu là cán bộ, chông chức thì buộc phải hiểu Hiến pháp quy định công dân có quyền giám sát và tham gia quản lý nhà nước, tr...
QUY ĐỊNH VI HIẾN
Nếu là cán bộ, chông chức thì buộc phải hiểu Hiến pháp quy định công dân có quyền giám sát và tham gia quản lý nhà nước, trong đó có những nhân viên công vụ. Và quyền này để đảm bảo quyền của công dân trước nhà cầm quyền, tránh tình trạng nhũng nhiễu, làm sai, không thực hiện hoặc gây khó dễ trong quá trình thực thi công vụ trước nhân dân.
Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đều quy định quyền giám sát của công dân trước các công chức hành chính nhà nước và trước cả các đại biểu của mình.
Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp quy định rõ vấn đề quyền giám sát của công dân và các cán bộ, công chức, viên chức phải lắng nghe và chịu sự giám sát của nhân dân. Quyền đó là quyền chủ động và công chức phải có nghĩa vụ tuân thủ, chịu sự giám sát này nên không cần phải được phép (sự đồng ý) của chính nhân viên thực thi công vụ.
Hội đồng nhân dân TP Hà Nội phải lập tức thực hiện quyền giám sát và quyền của cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương để huỷ bỏ quyết định này ngay lập tức. Vì nó đã đặt cán bộ, công chức của thành phố này trên cả Hiến pháp và luật pháp của quốc hội.
Lê Luân
Không có nhận xét nào