Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SÀI GÒN SẺ TIẾN TỚI MÔ HÌNH “ QUỐC GIA HAI CHẾ ĐỘ” NHƯ MÔ HÌNH HONGKONG?

Sài gòn sẽ tiến tới mô hình "cité-Etat" như Singapour hay "quốc gia hai chế độ" mô hình HongKong ?  Hôm trước còn ở VN đ...

Sài gòn sẽ tiến tới mô hình "cité-Etat" như Singapour hay "quốc gia hai chế độ" mô hình HongKong ? 

Hôm trước còn ở VN đọc báo thấy có bài viết nói rằng thủ tướng  Phúc muốn TP HCM phát triển ngang Singapore, HongKong... Ý kiến này rất đáng chú ý. Buổi họp có các ông Trần Quốc Vượng, Võ Văn Thưởng và Nguyễn Thiện Nhân cùng các viên chức cao cấp thuộc TƯ. Nguyên văn phát biểu của thủ tướng ghi lại như sau: 

"Thủ tướng đề nghị các cơ quan Trung ương cùng thảo luận, giải quyết các kiến nghị của thành phố với tinh thần phân cấp, giao quyền mạnh mẽ hơn cho thành phố đóng góp tới gần 30% ngân sách nhà nước này. TP.HCM phát triển không chỉ so sánh khu vực Đông Nam Á mà còn hướng tới khu vực châu Á như Hong Kong, Singapore."




Ý kiến chủ đạo của thủ tướng là "trao quyền mạnh mẽ cho thành phố". 

HongKong vốn là một "nhượng địa" của TQ cho Anh, một phần nhượng vĩnh viễn, một phần "cho mướn" theo hợp đồng 99 năm. Anh quốc đã phát triển HongKong (trong 150 năm) thành một nền kinh tế phồn thịnh nhứt nhì Châu Á. Khi trả lãnh thổ này lại  cho TQ năm 1997, trọng lượng kinh tế HongKong chiếm 1/4 tổng sản lượng quốc gia của TQ (nay sụt xuống chỉ còn khoảng 3% thì phải). 

Nếu so sánh bằng "trọng lượng kinh tế" hiện nay, Sài gòn khá tương đồng với HongKong ngày trước, khi đóng gần 30% ngân sách quốc gia. 

HongKong hôm nay là "vùng hành chánh đặc biệt", thể hiện nguyên tắc "quốc gia hai chế độ" của Đặng Tiểu Bình. Hiện nay các "quyền" của dân HongKong bị chính quyền Bắc Kinh thu hẹp đáng kể (mặc dầu việc này đi ngược các cam kết với Anh về chế độ đặc biệt cho lãnh địa này). Người ta "hiểu" được "nỗi lòng" của dân HongKong. Vấn đề là tầm quan trọng về kinh tế của HongKong đã "trao" cho Thẩm Quyến ở kế bên. 

Ý kiến của Thủ tướng rất hợp lý về một "Sài gòn tự trị", hay Sài gòn với quyền lực "độc lập" và "mạnh" hơn. Chắc chắn Sài gòn sẽ là đầu máy kéo vực dậy nền kinh tế cả nước đi vào "hiện đại".

So sánh qua Singapour, cùng với HongKong, Đài loan và Nam Hàn, thập niên 90 được mệnh danh là "bốn con rồng". Ở đây ta chỉ nói HongKong và Singapour. Ta thấy quyền lực của các "cité-Etat", (quốc gia thành phố hay thành phố vận hành như quốc gia), tập trung vào tay những lãnh đạo "cự phách", "có tâm có tầm", "có lòng yêu nước như yêu nhà, thương dân như thương thân", vừa thanh liêm vừa bao dung... của những "cha già dân tộc".

Nhưng nếu ta so sánh với những "cité-Etat" khác, như Haiti, Comore (ngay cả Phi)... với những "nhà độc tài", xem dân là nô lệ, xem của cải quốc gia là "của riêng"... thì chẳng bấy lâu "quốc gia" nếu không "giải thể" thì cũng "phá sản".

Vì vậy Sài gòn "với quyền lực mạnh hơn"  chưa chắc Sài gòn sẽ "ra cái gì". Nếu nhân sự thành Hồ vẫn "nhỏ nhen", bần cùng như "múi mít" (như đã thấy), thì trao cho họ cả thanh gươm quyền lực, đất nước sớm muộn cũng tiêu vong mà thôi.

Nhân Tuấn Trương

Không có nhận xét nào