SỤP ĐỔ HAY LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ CÓ PHẢI LÀ MỤC TIÊU QUỐC GIA? Người dân Nga đã từng đứng lên để lật đổ chế độ phong kiến Sa Hoàng thối nát, 1 ông v...
SỤP ĐỔ HAY LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ CÓ PHẢI LÀ MỤC TIÊU QUỐC GIA?
Người dân Nga đã từng đứng lên để lật đổ chế độ phong kiến Sa Hoàng thối nát, 1 ông vua đứng trên tất cả, ăn trên đầu nhân dân -> sau đó chế độ Cộng Sản ra đời.
Người dân Sô Viết cũng đã từng lật đổ chế độ độc quyền nhà nước và quyền lực phe đảng của ĐCS như Venezuela bây giờ -> độc tài Putin lên ngôi.
Làm chính trị mà không có giải pháp quốc gia thì chỉ xoay mòng mòng với chính trị nhân trị, chính trị của lợi ích và quyền lực phe đảng thôi. Đất nước sẽ đi về đâu với kiểu chính trị ấy?
Vậy giải pháp nào cho Việt Nam để tránh sụp đổ nhà nước và cũng ra khỏi lối mòn chính trị phe đảng, chính trị độc quyền để hướng tới chính trị của lợi ích quốc gia và chính trị của nhu cầu xã hội?
QUYỀN LỰC QUỐC GIA ĐẾN TỪ ĐÂU?
Xuất phát từ tầm nhìn tổng quát về 4 yếu tố cấu thành quốc gia: lãnh thổ, cư dân, chính quyền và pháp luật. Lãnh thổ là yếu tố bất biến và trường tồn. Như vậy quyền lực quốc gia phải đến từ cả 3 yếu tố:
1. DÂN QUYỀN
Người dân có quyền:
- Tự do bầu chọn ra người đại diện vào quốc hội soạn thảo pháp luật để vận hành quốc gia
- Tự do bầu chọn ra người đại diện để lãnh đạo đất nước
-Giám sát các hoạt động của chính quyền
- Phế truất khi chính quyền hoạt động không hiệu quả hay gây hại quốc gia.
Tất cả các quyền này được thể hiện qua lá phiếu, tiếng nói qua các phương tiện truyền thông độc lập với nhà nước, hội họp bàn thảo các công việc quốc gia, ứng cử khi có năng lực.
2. PHÁP QUYỀN
Hệ thống pháp luật chuẩn mực là giải pháp căn bản để vận hành nhà nước và xã hội. Pháp luật chuẩn mực là pháp luật phục vụ mọi thành phần xã hội chứ không phải là công cụ để giới cầm quyền cai trị người dân. Pháp luật chuẩn mực bắt đầu bằng bản hiến pháp với những nguyên tắc căn bản:
- Nhân dân làm chủ là nhân quyền căn bản nhất của Hiến pháp.
- Nhà nước tản quyền và các nhánh chính quyền được trao quyền rõ ràng qua Hiến pháp
- Hiệu lực của Hiến pháp là tối thượng: cơ chế bảo hiến (toà án Hiến pháp) để không một cá nhân hay một tổ chức nào được đứng trên hay đứng ngoài Hiến pháp. Pháp luật trở thành nền tảng để vận hành nhà nước và xã hội.
Hiến pháp sau khi được soạn thảo phải được người dân phúc quyết thông qua. Xét cho cùng, quốc hội là đại diện để luật hoá ý chí của người dân thì người dân phải được phúc quyết bản Hiến pháp để đảm bảo mình chính là chủ thể tối cao. Phúc quyết Hiến pháp cũng là hình thức công nhận chính quyền đã được người dân trao quyền thông qua Hiến pháp.
3. CHÍNH QUYỀN
Một chính quyền chính danh phải do người dân bầu ra và được người dân trao quyền thông qua Hiến pháp. Khi chính quyền đã thực sự đại diện dân cử và hoạt động trong khuôn khổ quyền lực được trao thì không khó để các nhánh chính quyền và các cơ quan công quyền thực thi quyền lực chính trực và hiệu quả. Cùng với sự giám sát của người dân qua các phương tiện truyền thông, chính quyền không khó để minh bạch và phòng chống được nạn lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng hay nhiễu nhương xã hội.
Cả 3 nhánh quyền lực của quốc gia phải đồng thời hiện thực thì mới tạo ra được một quốc gia nhân dân làm chủ, nhà nước pháp quyền, quốc gia đoàn kết cùng chung sống hài hoà với nền tảng pháp luật chuẩn mực.
Cùng ôn lại lịch sử Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội lập hiến và Hiến pháp 1946 ra đời. Đáng lẽ bản Hiến pháp đó phải được Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ Tịch Nước kí ban hành. Sau đó thành lập toà bảo hiến để bảo vệ Hiến pháp. Quốc hội sau khi lập hiến tiếp tục lập pháp. Chính quyền điều hành nhà nước và xã hội theo qui định của pháp luật. Toà án tài phán bảo vệ pháp luật. Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử, tự do tiếng nói và tự do hội họp.
Nhưng lịch sử đã không diễn ra như vậy. Bản Hiến pháp 1946 không được kí ban hành. Không có bầu cử tự do và cạnh tranh chính trị. Quyền lực của HCM là suốt đời, ĐCS độc quyền nhà nước và hoạt động theo ý chí phe đảng chứ không có pháp luật. Người dân không có tự do lá phiếu, ứng cử, tiếng nói và hội họp.
Trở lại vấn đề của Venezuela, nếu dân quyền và pháp quyền không hiện thực thì chính quyền nào lên thay thế cũng chỉ phục vụ lợi ích cá nhân hay phe đảng cầm quyền mà thôi.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỆN THỰC BA NGUYÊN TẮC QUYỀN LỰC QUỐC GIA?
Hiện thực dân quyền là bước khởi đầu quan trọng. Khi có bầu cử tự do sẽ thành lập quốc hội lập hiến. Quốc hội lập Hiến pháp nhân dân làm chủ, nhân dân phúc quyết thông qua và chính phủ kí ban hành. Pháp quyền chuẩn mực là bước khởi đầu quan trọng cho chính quyền chính trực và hiệu quả.
Xét cho cùng dân chủ là nhân dân làm chủ đất nước, vậy có lí do nào để nhân dân còn mãi ngóng chờ minh quân, chờ xã hội thay đổi rồi mình sẽ thay đổi? Vậy có khác gì đất nước này là của minh quân hay của ai đó chứ không phải của mình?
PHÂN TÍCH, CHỈ TRÍCH, CHỐNG ĐỐI HAY CHIA RẼ CÓ GIÚP HIỆN THỰC DÂN QUYỀN TỐT HƠN?
Ai cũng có trong tay một lá phiếu, một tiếng nói tự do. Tất cả mọi người đều bình đẳng với quyền làm chủ đất nước. Người Việt không phân biệt xuất thân, lí lịch, vùng miền... cùng nhau đoàn kết hiện thực dân quyền để hiện thực pháp luật chuẩn mực làm nền tảng vận hành quốc gia. Đó là giải pháp lâu dài cho đất nước. Hãy cùng nhau xây dựng quê hương!
Một quốc gia mà lòng người chia rẽ, mâu thuẫn, thù hằn là một quốc gia không có nội lực. Vượt qua những cảm xúc cá nhân hay cảm xúc của xã hội do bất công tràn lan mới nhìn thấu rõ nhu cầu quốc gia. Quốc gia thì không có cảm xúc, quốc gia chỉ có lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia là quốc gia đoàn kết với pháp luật chuẩn mực. Pháp luật chuẩn mực bảo vệ dân quyền, bảo vệ chính quyền và bảo vệ lãnh thổ. Đó cũng chính là 4 yếu tố cấu thành quốc gia.
Khi đó một nhà nước chính danh (do nhân dân bầu ra) sẽ hiện thực, một nhà nước minh bạch (với pháp luật chuẩn mực) và hiệu quả (với đoàn kết quốc gia) sẽ đưa đất nước thực sự hoá rồng.
Trần Hương Quế.
Không có nhận xét nào