Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TẠI SAO NÓI NHÂN DÂN NÀO , CHÍNH QUYỀN ĐÓ ?

TẠI SAO NÓI NHÂN DÂN NÀO , CHÍNH QUYỀN ĐÓ ? Nhân dân tạo ra chính quyền là một quan điểm đúng đắn của các quốc gia dân chủ hiện nay. Ở các q...

TẠI SAO NÓI NHÂN DÂN NÀO , CHÍNH QUYỀN ĐÓ ?

Nhân dân tạo ra chính quyền là một quan điểm đúng đắn của các quốc gia dân chủ hiện nay. Ở các quốc gia này chính quyền trong sạch liêm khiết, chí công vô tư, điều hành đất nước có giỏi hay không đều tùy thuộc vào dân.

Trước hết dân là người bầu ra chính quyền nên việc họ chọn đảng nào, ông nào lên nắm quyền , tốt hay xấu đều tuỳ thuộc vào nhận thức của họ. 

Tiếp đó họ còn phải có trách nhiệm dạy bảo và phê bình chính phủ . Nếu chính phủ không nghe họ phải có trách nhiệm xuống đường biểu tình phản đối, yêu cầu luận tội hoặc truất phế chính phủ. 

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả , nhân  dân phải nhờ cậy đến quân đội tham gia đảo chính hoặc tập hợp dưới sự lãnh đạo của các đảng phái đối lập để tham gia bất tuân dân sự hoặc lật đổ chính quyền.

Người dân Việt Nam sống suốt 4000 năm dưới chế độ phong kiến nên ngay cả các bậc trí thức cũng cho rằng " chính quyền nào , nhân dân đó". Với họ một vị vua anh minh sẽ tạo ra một xã hội bình yên, no ấm hạnh phúc... Một hôn quân vô đạo cai trị thì đó là số phận dân tộc, phải cam chịu và chấp nhận như vậy vì vua là con trời, thay trời trị dân.

Trải qua nhiều triều đại người dân Việt Nam tỏ ra thụ động, coi chính quyền như cha mẹ mình, quan lại như phụ mẫu chăn dân."Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Quan niệm này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Không chỉ các thế hệ trẻ bị nhồi sọ tôn sùng một lãnh tụ thần thánh trong nước, không ít lớp trẻ hải ngoại do ảnh hưởng  của cha mẹ vẫn suy tôn các nhà độc tài đối nghịch với chế độ cộng sản . Họ vẫn cho rằng nếu có một nhà lãnh đạo anh minh, đạo đức đất nước sẽ tốt  đẹp. Vậy nên thay vì thần thánh một cá nhân này họ quay sang thần thánh một cá nhân khác, thay vì tôn sùng thể chế một đảng, đàn áp đối lập, không có tam quyền phân lập, không có pháp trị này họ lại quay sang tôn sùng một thể chế chính trị có đầy đủ những hạn chế y như vậy.

Luận điểm của họ là chỉ cần không cộng sản là tốt. Nhưng thực tế trên thế giới hiện nay chỉ cần  thể chế chính trị rơi vào tay một đảng đã là xấu chứ không phải chỉ có cộng sản mới là xấu.

Như vậy có thể thấy rằng :

- Nếu nhân dân không tranh đấu, không tạo ra đối lập thì đất nước sẽ rơi vào chế độ một đảng.
- Nếu đất nước rơi vào chế độ một đảng thì sẽ không có quyền bầu cử, không có luật pháp.

Do đó chính nhân dân là nguyên nhân sâu xa cho mọi thảm họa mà mình phải gánh chiụ.

Sở dĩ hôm nay họ bị ung thư, bị cướp đất, bị TNGT, bị bán nước, bị bất công là do ngày trước cha ông họ đã nghe theo lời một chế độ một đảng để đánh đổ các chế độ đa đảng, có pháp trị.

Sở dĩ hôm nay họ phải gánh chịu thảm hoạ, bất công là vì họ không đấu tranh để thay đổi thể chế chính trị.

Đừng bao giờ nghĩ rằng chế độ độc đảng sẽ tự thân thay đổi. Bởi chế độ này không hề muốn chết dưới tay nhân dân . Chúng luôn muốn độc quyền lãnh đạo để được độc quyền hưởng thụ. Chúng muốn làm vua chứ không bao giờ muốn làm đầy tớ.

Do đó trong thể chế độc tài nhân dân và chính quyền như hai con dê tranh nhau qua cầu, một trong hai con phải rơi xuống nước.

Vì vậy khi bị chính quyền cướp đất, nhân dân không nên than khóc. Họ đã bị chính quyền đá văng xuống nước vì suốt ngày chỉ đội chính quyền trên đầu, không biết cách âm thầm hoạt động để lật đổ chính quyền độc tài tạo ra một thể chế dân chủ buộc chính quyền phục vụ mình để giành phiếu.

Mọi tai hoạ hôm nay là do chính họ gây ra. Đời cha vô cảm, đời con trả giá.Chỉ bao giờ họ thấy rõ điều đó họ mới có thể chiến thắng được độc tài.


Dương Hoài Linh






Không có nhận xét nào