Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÂM THẾ CỦA MỘT DÂN TỘC.

TÂM THẾ CỦA MỘT DÂN TỘC. Tâm thế là cách nhìn về  góc độ vị trí của người dân đối với chính quyền. Ở trên hay ở dưới, cha mẹ hay là con cái,...

TÂM THẾ CỦA MỘT DÂN TỘC.

Tâm thế là cách nhìn về  góc độ vị trí của người dân đối với chính quyền. Ở trên hay ở dưới, cha mẹ hay là con cái, chỉ đạo  hay phục tùng, ra lệnh hay chấp hành, chịu trách nhiệm hay đổ  thừa, ông chủ hay nô lệ... là cách nhìn nhận về vị trí của mình đối với các cơ quan đại  diện cho quyền lực.

Một dân tộc có giàu mạnh hay hùng cường hay không phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận về tâm thế này của người dân một đất nước.

Không phải bây giờ mà từ 100 năm trước cụ Phan Châu Trinh đã  đặt  vấn đề về cách nhìn nhận vị trí của người dân với chính quyền. Cụ bảo bây giờ là lúc "dân trị nước" chứ không phải "quân trị nước".

Hồ Chí Minh thì láu cá hơn khi bảo" Dân có quyền đôn  đốc và đuổi chính phủ" nhưng lại không đưa  ra một thiết chế giám sát  nào cả. Trong khi đó  cụ Phan lại hướng  người dân vào cơ chế 2 viện của châu Âu. Chứng tỏ tầm của cụ rất cao mặc dù cụ chỉ ở trên dương thế có 54 năm.

Tuy nhiên điều đáng  nói là ngay cả bây giờ khi internet đã ra đời 20 năm nhưng đa số người Việt vẫn coi mình là những kẻ nô lệ cho chính quyền.

- Thứ nhất họ đặt  mình  dưới chính quyền, mình là con chứ không phải cha mẹ chính quyền. Ông bà có câu " con hư tại mẹ", nhưng họ luôn nghĩ là dân hư là tại chính quyền chứ không bao giờ nghĩ chính quyền hư là tại mình.

- Thứ hai họ coi chính quyền là ông vua thay trời trị dân. Ông vua anh minh thì dân nhờ, ông vua tàn ác thì dân chiụ, không thể thay đổi. Do đó  chỉ tập  trung chửi vua là chủ yếu chứ không bao giờ nghĩ cách thay ông vua. Họ  cho đó  là việc làm quá sức, viễn vông ,đội đá  vá trời.

- Thứ ba họ coi luật pháp là do vua ban hành mà không hề nghĩ rằng luật pháp đến  từ sự sợ hãi do cam chịu, chấp hành trong tâm thế nô lệ của mình. Chính từ tâm thế cam chịu này họ luôn chịu thứ luật có lợi cho chính quyền mà không hề có lợi cho mình.

- Thứ tư họ luôn đồng  nhất chính quyền với dân tộc. Những thành công hay thất bại là của chính quyền là của mình. Họ đổ  ra đường mỗi khi đội bóng của chính quyền giành chiến thắng, đổ xương máu đánh  nhau khi nội bộ chính quyền hai nước mâu thuẫn. Họ xem đó  là mâu thuẫn của dân tộc.Nhưng không hề thấy là chính quyền sai thì mình có quyền truất phế để bầu một chính quyền khác. Giống như khi ta dùng hai con ngựa, phải tạo  động lực cho hai con thi đua nhau tung sức dưới ngọn roi của ta. Dân Việt không bao giờ nghĩ như thế. Họ chỉ dùng một con và đưa  nó lên bàn thờ để  thờ một cách trang trọng.

Chính vì suy nghĩ này nên cho đến  tận bây giờ hơn 100 năm trôi qua kể từ khi cụ Phan Chu Trinh "khai dân trí" dân tộc này vẫn lận đận. Khai cái nỗi gì nữa khi Trung Quốc gần kề. Chẳng lẻ năm 2020 đến  vẫn tiếp tục khai dân trí thêm 100 năm nữa?Nếu họ không liên kết nhau lại để  ngồi trên đầu  chính quyền thì cứ chuẩn bị làm nô lệ đi thôi.

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào