Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÔI KHÓC CHO QUÊ HƯƠNG TÔI

Tôi khóc cho quê hương tôi.    Ngồi nâng chén rượu mà nước mắt lẫn căm hận dâng trào trong lòng. Tôi khóc cho quê hương nghèo mãi. Tôi hận l...

Tôi khóc cho quê hương tôi.

   Ngồi nâng chén rượu mà nước mắt lẫn căm hận dâng trào trong lòng. Tôi khóc cho quê hương nghèo mãi. Tôi hận lũ quan chức vô học dốt nát, quan liêu, thờ ơ để dân tôi tự bơi, loay hoay trong vòng nghèo khổ, làm thuê làm mướn bao năm nay vẫn nghèo. Tôi muốn đâm chết hết chúng nó. Lũ chó chỉ biết ăn không biết làm.

   Quê tôi, Phố Hiến lừng danh "Nhất kinh kỳ, nhì Phố Hiến. Quê tôi nơi cơn sông Hồng chảy qua với phì nhiêu phù sa bồi đắp, khí hậu thuận lợi. Quê tôi nổi danh cả nước với đặc sản "nhãn lồng" tiến Vua. Nhưng vì những con chó cán bộ dốt nát mà những giá trị, những đặc sản đã mất đi cùng quá khứ. Ngồi nâng chén rượu, nói câu chuyện mà đau thắt lòng. Mất hết rồi những gì là của Phố Hiến.

   Chúng nó chỉ chăm chăm bán đất phù sa cho lò gạch để kiếm tiền làm dân quê tôi mất đất màu canh tác. Chúng ngồi ở ủy ban vẽ kế làm sao kiếm chác được, bán rẻ được cái gì là bán, là ăn. Dân trồng gì, nuôi gì kệ con mẹ chúng mày. Bố mày đếch quan tâm. Trồng ngô mạnh ai lấy làm, mỗi nhà một giống. Canh tác mặc bà chúng mày làm theo tập quán ngày xưa. Mất mùa hay được mùa mặc thương lái dìm giá, chúng tao không quan tâm tới hàng trăm, hàng nghìn tấn ngô kia. 

   Quê tôi nuôi nhiều bò lắm. Nhưng nuôi sao kệ mẹ chúng mày. Bò bệnh tật ốm đau tự đi mà chữa, không thì tự gọi thú y. Chúng tao không quan tâm. Giá bán bao nhiêu mặc kệ. Bò ế lỗ chúng mày chịu. Có tiền thì nuôi nhiều, ít tiền khỏi nuôi. Chúng tao không quan tâm.

   Quê tôi có đặc sản nhãn lồng ngon lắm. Tôi còn nhớ ngày bé ăn những quả nhãn cùi dày, ngọt đượm và thơm nồng, vỏ nhãn vàng óng, hạt nhỏ. Nhất là giống nhãn Đường Phèn, ngon thơm đến ngây ngất lòng người. Rồi có ai đã đưa nhãn Hương Chi về. Nhãn năng suất cao, mã cũng đẹp nhưng ăn như đấm vào mồm. Ngày đó giá nhãn cũng được lắm, thế là dân chặt hết nhãn lồng đi, đua nhau trồng nhãn Hương Chi. Để đến bây giờ kệ mẹ chúng mày tự bơi. Trồng quy trình thế nào mặc kệ. Bán giá sao kệ chúng mày. Có năm được mùa giá có 5000-10000 đồng /kg. Dân vẫn phải bán. Không bán đươc hàng quà thì tống vào lò chế biến long nhãn. Năm mất mùa thì khá hơn nhưng lại không có nhãn mà bán. Thành ra người dân bấp bênh. Chúng nó đưa người dân đi học Vietgap nhưng lại hoạnh dân tiền. Xong cũng chẳng bao tiêu đầu ra. Bây giờ nhãn ở Huyện Khoái Châu-Hưng Yên đã vượt qua quê tôi vì được bao tiêu , làm đúng quy trình. Kể cả trên Sông Mã-Sơn La cũng vậy, đều giống quê tôi mang lên mà đã vượt ở chính Phố Hiến rồi. Quê tôi thì thất bại.

   Tôi ngồi nghĩ và tôi buồn lắm. Giá mà tôi được làm Chủ tịch xã. Tôi sẽ thay đổi quê tôi. 

+) Tôi thay đổi cây ngô. Tôi cho nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu và lựa chọn giống ngô phù hợp, khuyến khích bà con trồng ngô đồng nhất về chủng giống cho tiện chăm sóc, bảo vệ để nâng cao năng suất và chất lượng. Khi đã đồng nhất về chủng loại , chất lượng thì giá bán cũng khác, doanh nghiệp, thương lái thua mua với số lượng lớn sẽ thuận tiện hơn. Bà con sẽ dễ dàng sản xuất hơn. 

+) Tôi phát triển con bò: Ngô, cỏ voi, cỏ sữa là thức ăn chính cho con bò. Tôi sẽ lập dự án cho quê tôi về phát triển con bò để trình nó lên thành phố. Từ đó liên kết với doanh nghiệp, siêu thị để cấp vốn, phát triển đồng nhất về quy mô, kỹ thuật chăn nuôi để đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng, sản lượng mà đối tác yêu cầu. Có ngô sạch, cỏ sạch, có ruộng vườn, có vốn ngân hàng thì việc sản xuất sẽ thuận lợi hơn. Với lợi thế ngoại giao là chính quyền thì việc liên kết với cơ sở giết mổ, siêu thị không phải là không làm được. Từ đó sẽ ổn định phát triển con bò để bà con khấm khá, làm giàu chứ không phải bị động vào thương lái nữa. Các hợp đồng bao tiêu sản phẩm sẽ có các điều khoản ràng buộc hợp đồng cụ thể về cam kết chất lượng, sản lượng và giá cả sẽ giúp bà con yên tâm và phát triển, hợp tác bền vững với doanh nghiệp .

   +) Tôi thay đổi cây nhãn.
Tôi sẽ tìm lại giống nhãn lồng ấy, cái thứ nhãn trứ danh ấy. Thứ nhãn mà không có loại nhãn nào thơm, ngọt, đậm đà hơn được. Tôi sẽ áp dụng kỹ thuật công nghệ cho cây nhãn ấy. Thứ nhãn ấy nếu nằm trong hội trợ triển, quảng bá nông sản, tôi dám khẳng định khách hàng sẽ thích nó ngay lập tức và nó chiếm ưu thế vượt trội hơn các giống nhãn cao sản khác. Bởi vì khi ăn nó, bạn có thể nhận ra "Phố Hiến" ở trong hương vị quả nhãn ngay lập tức. Một thứ ngon, giá trị như thế không ai có thể cưỡng lại nó cả. Doanh nghiệp sẽ đến, sẽ có hợp đồng, sẽ có quy mô, kỹ thuật. Cũng cây nhãn ấy, mỗi mùa xuân hoa nở vàng khắp cả vùng quê, đẹp lắm. Với những đàn ong mật kín trời. Tôi sẽ cho lập một Website chuyên về nhãn lồng Phố Hiến. Tôi thu mỗi hộ mỗi tháng vài chục, một trăm là đủ tiền vận hành nó rồi. Tôi quảng bá du lịch nhà vườn từ ngày nhãn nở hoa. Hoa đẹp lắm, rất phù hợp cho du khách tham quan chụp ảnh, check in, ngắm nghía. Tôi phát triển ngành mật ong nhãn. Mật ong nhãn thơm phức, ngọt lịm. Phát triển đồng bộ, quy chuẩn ngành sản xuất mật ong từ khâu quảng bá đến bán hàng. Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nhất là được thu lượm từ những vườn nhãn sạch, chất lượng . Vừa có mật, ong vừa thụ phấn lại nâng cao sản lượng nhãn. Tôi vừa thu được tiền từ bán vé du lịch nhà vườn, vừa bán được mật ong với giá cao. Rồi mùa nhãn chín. Tôi lại làm du lịch nhà vườn. Ai mà không thích được chụp ảnh với những chùm nhãn nặng trĩu, sum sê kia chứ. Ai chẳng thích ăn những quả nhãn thơm ngọt, tươi rói  tại ngay gốc cây. Đưa chi tôi 100 nghìn đây tôi bán cho một vé mà vào vườn ăn thoải mái, miễn đừng mang về. Một người ăn hết một kg chứ bao nhiêu. Tốn có hai ba chục ngàn mà thu lời cả trăm. Tôi vừa bán được nhãn, vừa quảng bá được sản phẩm, vừa quảng bá được du lịch. Khách về đó lại phải ăn, phải nghỉ, phải vui chơi. Thế là các dịch vụ ăn theo lại có cơ hội phát triển như hàng quán, nhà nghỉ... Rồi cho khách đi thăm quan quy trình sản xuất long nhãn. Giới thiệu tốt, khách lại mua. Long nhãn mà bọc hạt sen quê tôi rồi nấu chè, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ai mà không mê được cơ chứ. Và cứ thế, giá trị quả nhãn của chúng tôi được nâng cao. Sự đa dạng hàng hóa từ quả nhãn được phát triển. 

   Nhưng lũ chó cán bộ quê tôi chỉ biết ăn, biết bán mà không biết nghĩ, biết làm. Tôi biết là khó, nhưng sẽ làm được bởi vì đó là thế mạnh, là đặc sản của quê tôi. Khi khai thông được thì sẽ có nhiều ngạch để phát triển, nhiều cơ hội mới mở ra để đưa những giá trị đặc thù ấy lên tầm cao mới. Đến cái biển vùng nhãn sạch, nhãn đặc sản chúng nó cũng không thèm cắm. Toàn lũ chó hết cấp ba rồi con ông cháu cha, chạy quyền chạy chức vào làm cán bộ rình vơ vét, phá nát quê hương tôi. Chúng bỏ mặc dân tôi tự bơi. Kệ mẹ chúng mày, nộp thuế đủ là được. 

   Đất mẹ ơi, còn khổ đến bao giờ ?

Nguyễn Việt Nam




Không có nhận xét nào