Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TƯ DUY PHÁP LÝ

TƯ DUY PHÁP LÝ Dân VN có tâm lý này phổ biến, đó là phù thịnh, không phù suy, hoặc tâm lý cam chịu trước cường quyền. Người ta dạy nhau điều...

TƯ DUY PHÁP LÝ

Dân VN có tâm lý này phổ biến, đó là phù thịnh, không phù suy, hoặc tâm lý cam chịu trước cường quyền. Người ta dạy nhau điều đó, coi đó là 1 sự khôn ngoan, hiểu đời.

Ví dụ, thấy dân oan đi đòi đất, khiếu kiện đông người, đa số sẽ dè bỉu: "Ôi dồi, con kiến đòi kiện củ khoai. Đất đai sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý hết, kiện vào mắt". Hoặc ngắn gọn hơn thì phán 1 từ: "Ngu", "Phản động". Lúc đó cường quyền là nhà nước, kẻ yếu là dân oan.

Trường hợp khác, lính đấu với sếp, dân đấu với quan, người nghèo đấu với người giàu...vì mâu thuẫn lợi ích. Người ngoài nhìn vào cũng thường đánh giá, nhận xét y chang, thường khuyên can kẻ yếu rút đơn, cam chịu, được vạ thì má đã sưng.

Đấy là tâm lý an phận, ăn sâu vào não trạng của người dân 1 nước phong kiến hay độc tài, phi dân chủ. Nghiễm nhiên coi chân lý thuộc về kẻ mạnh. Giai cấp thống trị cũng chỉ mong dân đen suy nghĩ như vậy.

Chính vì thế, nên những người thấp cổ bé họng mà rơi vào tình huống phải đấu tranh chống lại cường quyền thì rất cô đơn với xã hội và thường bị đồng chí, đồng bào coi là ngu. Thế là cái xấu vẫn trường tồn. Rồi chính những người bàng quan với cái xấu lại rơi vào trường hợp dân oan thì cũng bị cô đơn như thế mà thôi.

Có trường hợp khác, cũng khá phổ biến, nhưng ngược lại, là bênh vực kẻ yếu 1 cách mù quáng. Ví dụ điển hình là tai nạn giao thông, cứ xe to đền xe bé, bất kể luật lệ đúng sai! Đấy là tâm lý chung thôi, chứ nếu kiện tụng ra tòa thì thằng nhiều tiền/quyền hơn cũng dễ thắng.

Cả 2 lối suy nghĩ đều là mọi rợ. Tư duy pháp lý đúng đắn là phải đánh giá đúng sai dựa trên luật, chứ không phải dựa trên sự mạnh yếu của đương sự. Nhưng để đánh giá đúng về pháp luật cũng không dễ, vì phải hiểu luật. Mỗi cá nhân phải suy nghĩ như 1 luật sư. Tiếc là dân VN mình hiểu biết pháp luật rất tồi tệ, kèm theo lối suy nghĩ cảm tính, duy tình, nên xã hội hỗn loạn, đúng sai loạn cào cào kiểu xe to đền xe bé, con kiến ko được kiện củ khoai.

Quay lại vụ Lộc Hưng, mình rất ngạc nhiên khi thấy nhiều AE DC, hàng ngày phê phán chế độ rất khỏe, tỏ ra hiểu biết, nhưng tư duy pháp lý vẫn rất tồi tệ. Họ dẫn cái ảnh Google vệ tinh để chứng tỏ dân mới nhảy dù vào vườn rau làm nhà, để chứng tỏ dân gian, đáng bị cưỡng chế. Rồi viện dẫn luật lệ, bảo dân xây nhà trái phép thì cưỡng chế là đúng rồi...

Thoạt nhìn tưởng thế là hiểu biết pháp luật. Nhưng đằng sau đó vẫn là tâm lý cam chịu, dè bỉu dân oan và cũng chả hiểu đúng về pháp luật.

Khi đánh giá 1 hành vi đúng hay sai luật ta phải xét đến hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội. Giết người thoạt nhìn là có tội, nặng là khác, nhưng thực ra có thể khép vào tội cố ý giết người, giết người hàng loạt, ngộ sát, tự vệ chính đáng, đang trong tình trạng bị kích động, bị ngáo đá, bị tâm thần. Mức án có thể là trắng án đến vài năm tù hoặc tử hình.

Ở đây xây nhà trái phép cũng vậy. Thoạt nhìn là sai luật hết, ai cũng như ai, xây sai thì phải đập, cưỡng chế phá bỏ, chính quyền đúng cmnr. Dân gian bị cưỡng chế kêu ca đéo gì.

Mình thì nghĩa khác, phải xét hoàn cảnh, động cơ, nguyên nhân dẫn đến việc phạm luật. Đó là lý do mình tìm hiểu nguồn gốc sở hữu khu đất, từ đó suy ngược lại xem chính quyền CS lấy đất đó của ai, sai hay đúng (theo luật hay nguyên tắc bất thành văn). Từ những phân tích đó mới đánh giá được xem việc xây nhà trái phép có nguyên nhân, động cơ, hoàn cảnh nào. Từ đó suy ra hành vi đó sai hay đúng, nếu sai thì sai nhiều hay ít (có châm chước được không?). 

Nếu cứ nghĩ máy móc xây nhà trái phép là phải đập, ai cũng như ai, thì HN và SG sẽ không khác gì sau trận B52. Các khu tập thể cũ ở HN hay SG 100% bị cơi nới, bản chất là xây nhà không phép. Về lý là đập hết, tư duy kiểu Hải cẩu là như thế. Nhưng thực tế đó là do nhà ở của người dân quá chật, có căn chỉ 18-40m2, không cơi nới thì không sống nổi.

Ở vụ Lộc Hưng, người dân xây nhà trái phép là sai luật, nhưng họ không thể không làm sai, khi mấy chục năm nay không được cấp sổ đỏ, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì làm sao mà cấp phép XD được? Cái sai của họ có nguyên nhân bởi cái sai trong quá khứ của chính quyền, khi bỏ qua quyền lợi của người dân đang sử dụng hợp pháp (có giấy mượn/thuê và chủ đất là Công giáo đã từ bỏ quyền sở hữu) trên khu đất để lấy đất giao cho bưu điện. Chính quyền hiện tại thì dựa trên cái sai ở quá khứ để biến thành cái đúng của mình, dồn dân vào thế đang sử dụng đất hợp pháp thành bất hợp pháp. 

Vụ án đầm Nọc Nạn, dân giết quan Tây là sai, nhưng trong sai có đúng. Vụ Đoàn Văn Vươn, dân bắn CA là sai, nhưng trong sai có đúng. Vụ Đồng Tâm, dân bắt CS CĐ là sai, nhưng trong sai có đúng. Nếu không có cái sai của dân thì không gây được tiếng vang dư luận, khiến kẻ cường quyền phải chùn bước trước người dân. Trong 2 vụ dưới chế độ ta, chính quyền có sợ dân oan không? Khồng hề, chính quyền sợ dư luận xã hội mà thôi. Vụ Lộc Hưng cũng sẽ như vậy.

Về bức ảnh, không có gì lạ, trước đây người ta chỉ trồng rau, sau này làm nhà, thì là chuyện bình thường với quá trình đô thị hóa với tốc độ rất nhanh của TP HCM. Người ta xây nhà trái phép là sai, nhưng trong cái sai có cái đúng. Việc người dân tách hộ, xây nhà, trồng cây...để lấy tiền đền bù cũng là việc bình thường, không thể tránh được. 

Ở các nước dân chủ, đi xe bị tai nạn giao thông do phải tránh ổ gà, nắp cống, người dân có quyền kiện chính quyền. Còn dân VN thì tặc lưỡi xe to đền xe bé. Ra đường bị điện giật chết thì cũng tặc lưỡi đổ tại số đen.

Nói chung, luật pháp của VN không phải do dân và vì dân, chính quyền hành xử cũng vậy. Vì thế mà mọi người dân đều sẵn sàng tâm thế để lách luật và vi phạm pháp luật mỗi khi có khả năng. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Đừng có tỏ ra cao đạo để chửi dân vi phạm pháp luật khi mà nguyên nhân dẫn đến việc phạm pháp là từ chính quyền.

Dương Quốc Chính



Không có nhận xét nào