Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VẤN ĐỀ KẾ THỪA QUỐC GIA.

VẤN ĐỀ KẾ THỪA QUỐC GIA. Có người bảo rằng khi nhân dân Venezuela nổi dậy thay đổi thể chế, giành lại quyền làm chủ từ chính phủ của Marudo ...

VẤN ĐỀ KẾ THỪA QUỐC GIA.

Có người bảo rằng khi nhân dân Venezuela nổi dậy thay đổi thể chế, giành lại quyền làm chủ từ chính phủ của Marudo thì chính phủ mới không cần trả các khoản nợ mà Marudo đã vay của Nga và Trung Quốc. Tương tự nếu nhân dân Việt Nam xoá bỏ độc tài thì họ sẽ xù được khoản nợ nước  ngoài mà đảng CSVN đã vay với  các tổ chức tín dụng quốc tế.

Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Một chính phủ mới lên tiếp quản ngân khố, tài khoản của chính phủ cũ ở nước ngoài và cũng gánh luôn khoản nợ của chính phủ đó . CSVN tiếp quản chính phủ VNCH mà ngân khố quốc gia không hề suy suyễn, 16 tấn vàng vẫn còn nguyên, tiền từ ngân khố quốc gia và trong các nhà bank quốc tế dương chứ không âm. Nguyên nhân vì VNCH là một chính phủ pháp trị. Ngay cả khi mất nước cũng không ai có thể tư túi riêng mà không bị phát hiện. Họ không muốn để lại nợ cho CSVN cũng vì tinh thần quốc gia dân tộc với lòng mong muốn góp phần hàn gắn các nỗi đau của chiến tranh. Nhưng họ đã sai lầm vì lòng nhân đạo của mình. Tiền của ấy không giúp  gì cho dân mà chỉ giúp cho CSVN đem vàng sang trả nợ Liên Xô, trả những chi phí súng đạn chúng vay của đất nước này để phá hoại nền dân chủ của nhân dân Việt Nam. Xương  máu của 1,1 triệu người lính miền Bắc thì chúng xù nhưng nợ Liên Xô phải trả liền, nợ Trung Quốc tính xù luôn thì bị ngay một bài học chiến tranh Biên Giới chết 25 ngàn dân quân. Sau này là mất luôn Gạc Ma và một số đảo ở Trường Sa.

Nguyên tắc kế thừa quốc gia sau đây sẽ giải thích vì sao không thể xù nợ .

Vấn đề kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia.

Trong hai công ước Viên về quyền thừa kế quốc gia do Ủy ban Pháp luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc soạn thảo (Công ước Viên về kế thừa theo điều ước quốc tế thông qua ngày 22/8/1978, Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ của quốc gia thông qua ngày 7/4/1983) có định nghĩa kế thừa quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó. Việc đưa ra định nghĩa như vậy về kế thừa quốc gia là cố gắng khá lớn của Ủy ban Pháp luật quốc tế.

Quan hệ kế thừa quốc gia liên quan các yếu tố:

- Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Các quốc gia này được phân ra thành quốc gia để lại quyền thừa kế và quốc gia có quyền thừa kế.

- Đối tượng kế thừa (hay còn gọi là khách thể của sự kế thừa) đó là các quyền và nghĩa vụ quốc tế. Những đối tượng quan trọng nhất ở đây là lãnh thổ, điều ước quốc tế, tài sản quốc gia, quốc tịch và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền thừa kế ở đây là những biến cố chính trị lớn lao xảy ra hợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn những yêu cầu của luật quốc tế hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết.

KẾ THỪA QUỐC GIA SAU CÁCH MẠNG XÃ HỘI

Quốc gia dưới góc độ chủ thể của luật quốc tế là một đơn vị lãnh thổ - dân cư kết hợp với một cơ cấu chính trị - giai cấp nhất định. Cách mạng xã hội tại các nước vốn không phải là thuộc địa thường giữ lại được đơn vị lãnh thổ - dân cư đó với những đặc tính giai cấp của một kiểu quốc gia khác với quốc gia đã tồn tại trước cách mạng.

Sau cách mạng xã hội, một bộ phận cấu thành quan trọng quốc gia – đơn vị lãnh thổ - dân cư không thay đổi, cho nên khó có thể nói cách mạng xã hội đã làm xuất hiện một chủ thể hoàn toàn mới của luật quốc tế (tuy rằng quốc gia sau cách mạng xã hội vẫn được coi là chủ thể mới của luật quốc tế).

Vấn đề kế thừa và quyền kế thừa của quốc gia sau cách mạng xã hội được giải quyết rất khác nhau. Việc giải quyết các vấn đề đó thường phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Luật quốc tế hiện đại chưa có những quy phạm thống nhất cách giải quyết những vấn đề này.

Chẳng hạn trước đây trong giải quyết vấn đề kế thừa, nhà nước  Cộng sản Liên Xô  đã kiên quyết đoạn tuyệt với tất cả những quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn với bản chất giai cấp của nhà nước kiểu mới. Chính phủ Liên Xô  đã hủy bỏ các món nợ do chính phủ Sa hoàng vay nước ngoài, bãi bỏ quyền tài phán lãnh sự ở các nước phương Đông, hủy bỏ các điều ước nô dịch, bất bình đẳng v.v… Trong khi đó, chính phủ Liên Xô lại tôn trọng tất cả các quy định trong các điều ước về biên giới, các công ước nhân đạo, công ước toàn thế giới về thư tín, viễn thông năm 1874 và tất cả những gì phát sinh từ quan hệ “của nền dân chủ nói chung và của quần chúng nhân dân lao động nói riêng”.

Nhà nước Liên Xô  đã tuyên bố quyền kế thừa  của mình đối với tất cả tài sản của nước Nga cũ, không kể tài sản đó đang ở tại đâu, và kế thừa tất cả những thành quả lao động của nhân dân nước mình làm ra.

KẾ THỪA QUỐC GIA DO KẾT QUẢ CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc có những điểm đặc biệt. Nội dung của những đặc điểm đó được thể hiện qua các mặt sau:

- Quốc gia mới thành lập trước đây vốn là một thuộc địa hoặc lãnh thổ lệ thuộc vào nước đó.

- Quốc gia để lại quyền kế thừa vẫn tồn tại và nó vẫn là chủ thể của luật quốc tế. Các quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia này vẫn được duy trì tại quốc gia mới thành lập (quốc gia có quyền kế thừa) trong một thời gian nhất định, trừ những quyền và nghĩa vụ có liên quan đến địa vị pháp lý của chính quốc gia để lại quyền kế thừa trong quan hệ qua lại với thuộc địa đã nhận được độc lập (quốc gia mới).

- Quốc gia để lại quyền thừa kế đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước mới độc lập trong nhiều năm nhưng cuối cùng nhân dân ở thuộc địa này đã giành được độc lập và thành lập một quốc gia độc lập, chủ quyền, có địa vị pháp lý quốc tế bình đẳng với quốc gia để lại quyền kế thừa.

- Theo luật quốc tế hiện đại, các quốc gia mới giành được độc lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ của quốc gia mới đó.

Trong một số trường hợp khác, quốc gia mới thành lập ký kết những điều ước đặc biệt với quốc gia để lại quyền kế thừa để giải quyết vấn đề cụ thể nói trên. Trong nhiều điều ước loại này có ghi nhận việc quốc gia mới thành lập sẽ kế thừa tất cả những điều ước còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại quyền kế thừa đã ký kết với nước khác về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó.

- Vấn đề kế thừa tài sản quốc gia có tại lãnh thổ vốn là thuộc địa cũng được luật quốc tế hiện đại điều chỉnh. Để giải quyết thỏa đáng vấn đề này phải chú ý đến tác hại của sự bóc lột thuộc địa do quốc gia để lại quyền kế thừa đối với nền kinh tế của nước mới giành được độc lập. Ở đây không chỉ đơn thuần là kế thừa chính đánh của quốc gia mới thành lập đối với những tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành được độc lập mà vấn đề là phải làm sao để buộc quốc gia thực dân trao trả hoặc bồi thường mà họ đã cướp đi hoặc chiếm giữ do kết quả bóc lột lao động nhân dân thuộc địa.

- Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế: luật quốc tế hiện đại chưa có những quy phạm giải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên của quốc gia mới thoát khỏi ách thực dân và lệ thuộc. Thực tiễn của Liên Hiệp Quốc đã giải quyết vấn đề kế thừa đó bằng cách kết nạp quốc gia mới giành được độc lập vào tổ chức của mình.

Thực tiễn của Việt Nam về vấn đề kế thừa sau khi chiếm miền Nam Việt Nam rất phong phú. Ngay sau ngày miền Nam bị chiếm hoàn toàn (ngày 30/4/1975), Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề kế thừa quốc gia.

Chẳng hạn, trong Tuyên bố ngày 30/4/1975 của Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam về quyền thu hồi tất cả tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam ở nước ngoài có ghi rõ: “Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố tất cả tài sản ở miền Nam Việt Nam cũng như ở nước ngoài, những bất động sản và động sản, tiền tệ, vàng bạc, các phương tiện giao thông… trước thuộc chính quyền Sài Gòn từ nay thuộc về nhân dân miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được pháp luật quốc tế công nhận”.

Hoặc, trong Tuyên bố ngày 1/5/1975 về vấn đề các cơ quan đại diện của Chính quyền Sài Gòn cũ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam có ghi rõ: “Toàn bộ tài sản của các cơ quan đó, kể cả hồ sơ, tư liệu, tài khoản ở ngân hàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển… là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam. Chính phủ  Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý tất cả hồ sơ, tư liệu và tài sản đó”.

Vấn đề kế thừa các tài sản, các quyền lợi và các nghĩa vụ chính đáng khác mà trước đây đã được chính quyền cũ ở Sài Gòn thực hiện và vấn đề quyền kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế cũng được nói đến trong những văn kiện pháp lý khác của Chính quyền nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam.

KẾ THỪA TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ THAY ĐỔI LỚN VỀ LÃNH THỔ:

Khi có thay đổi lớn về lãnh thổ phù hợp với luật quốc tế hiện đại hoặc khi chuyển nhượng một phần lãnh thổ hay sáp nhập phần lãnh thổ của một quốc gia này vào lãnh thổ của một quốc gia khác theo các điều ước quốc tế về chuyển nhượng hay sáp nhập cụ thể, người ta thường áp dụng nguyên tắc di chuyển đường quốc giới theo thỏa thuận giữa các bên hữu quan. Nội dung chính của nguyên tắc này được thể hiện qua các điểm sau đây:

- Các điều ước quốc tế của quốc gia để lại quyền kế thừa sẽ mất hiệu lực thi hành tại lãnh thổ này từ thời điểm chuyển giao lãnh thổ này cho quốc gia khác.

- Các điều ước quốc tế của quốc gia có quyền kế thừa sẽ có được hiệu lực thi hành tại lãnh thổ. Điều ngoại lệ ở đây có thể là điều ước quốc tế của quốc gia có quyền kế thừa mâu thuẫn với mục đích thay đổi lãnh thổ hay trái với chính sách của quốc gia để lại quyền kế thừa hoặc khi phạm vi cam kết theo các điều ước quốc tế hay các điều kiện cần thiết để thực hiện các điều ước đó đã thay đổi hoàn toàn.

Tuy vậy, trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ như đã nói trên, các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới của lãnh thổ được chuyển giao cho quốc gia khác vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với quốc gia – bên tham gia điều ước cụ thể đó nhưng không tham gia quan hệ kế thừa trong trường hợp này.

KẾ THỪA QUỐC GIA KHI HỢP NHẤT HOẶC GIẢI THỂ QUỐC GIA LIÊN BANG .

Tất cả những vấn đề còn lại liên quan đến quyền kế thừa và được phát sinh khi chuyển giao lãnh thổ được giải quyết thông qua việc ký kết những điều ước quốc tế cụ thể về các vấn đề đó giữa các bên hữu quan.

Do vậy có thể kết luận rằng :
- 1/ Cộng sản chuyên ăn cướp, thừa kế tài sản của chính quyền trước và để nợ cho chính quyền sau.
- 2/ Nếu dân Việt nam còn để chính quyền cộng sản tồn tại lâu ngày nào thì chúng sẽ ăn tàn phá hoại và để nợ cho chính quyền dân chủ phải gánh sau này lớn vô kể ngày đó. Cộng sản sẽ làm các thế hệ sau gánh nợ cho sự vô cảm ngày hôm nay.

Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào