Một lần, một sỹ quan an ninh hỏi tôi về chương trình tri ân các thương phế binh VNCH ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vì biết tôi thỉnh thoảng cũ...
Một lần, một sỹ quan an ninh hỏi tôi về chương trình tri ân các thương phế binh VNCH ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vì biết tôi thỉnh thoảng cũng qua lại, không nói thẳng ra nhưng tôi hiểu anh có ý lo ngại những người từng là “kẻ thù”, và, có ý nghi ngờ những tấm lòng chia sẻ với những con người thiệt thòi ấy là có động cơ chính trị. Tôi đề nghị sẵn sàng đưa anh đến gặp những người hảo tâm, các Cha và cả các thương phế binh để mà hiểu.
Người trẻ nhất trong họ cũng gần 70 tuổi, sống vất vưởng bên lề xã hội vì phần lớn không còn gia đình thân thích, mất một phần thân thể, không thể làm được những việc đòi hỏi sức khỏe, mưu sinh chủ yếu bằng đi bán vé số. Chiến cuộc tàn, bên thắng cuộc thì lòng dạ nhỏ nhen, tuy không bị đi tù như những anh em còn lành lặn nhưng khi người Mỹ có chương trình HO thì họ cũng bị gạt ra vì “không đủ điều kiện đã từng đi tù cộng sản”. Hơn 40 năm, quá đủ thời gian để bào mòn hết những tính cách kiêu hùng của người lính, họ sống vật vờ bên lề xã hội dưới ánh mắt thờ ơ, vô cảm. Chương trình trợ giúp họ chỉ là một chút tấm lòng trắc ẩn với những người đã bước những bước cuối cùng của cuộc đời đã về chiều, cho họ một chút ấm lòng rằng mình chưa bị lãng quên, rằng mình cũng có quyền được nhìn nhận như một con người.
Tôi rất tâm đắc với chữ “Tri Ân”. Đúng, chúng ta phải tri ân họ, họ giúp chúng ta nhìn lại mình.
Nhưng nơi trú ẩn nhỏ nhoi cuối cùng của lòng tốt cũng đã bị xua đuổi vào ngày hôm nay khi mới qua mùa Giáng Sinh và Tết cổ truyền sắp đến.
Ngô Nhật Đăng
Không có nhận xét nào