GÒ ĐỐNG ĐA Tác giả: Hằng Phương Đống Đa xưa bãi chiến trường Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò Mùng Năm Tết trận thắng to Gió reo ...
GÒ ĐỐNG ĐA
Tác giả: Hằng Phương
Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò
Mùng Năm Tết trận thắng to
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Mùng Năm giỗ trận tưng bừng
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông
Nước còn đang chống ngoại xâm
Quang Trung sống mãi trong lòng chúng ta.
Trận Đống Đa là trận kinh điền trong kỳ tích Quang Trung Đại phá quân Thanh. Xác giặc Thanh phơi đầy, dân ta phải gom xác và chôn thành 12 gò, sau này khi làm đường sá, vướng phải xác giặc nên dân ta gom lại thành gò thứ 13. Thời Pháp thuộc họ đã san bằng 12 gò giờ chỉ còn mỗi gò Đống Đa.
Trong cuộc hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Thăng Long, vì đi bộ nên quân Tây Sơn không thể gùi, khiên lương thảo như thường khi vì như vậy sẽ làm chậm tốc độ di quân. Vì vậy các bà mẹ, các chị ở Bình Định và các tỉnh lân cận đã sáng kiến ra loại lương thực mới đó là BÁNH TRÁNG.
Họ dùng gạo xây ra bột rồi tráng trên những tấm vải căng trên nồi nước đun sôi, hơi nóng của nước sẽ làm chín bột rồi họ gỡ ra mang đi phơi, sản phẩm này được đặt tên theo cách làm là BÁNH TRÁNG nhưng cái tên TRÁNG không phải là động từ TRÁNG như ta nghĩ mà là hàm ý bánh này dành cho TRÁNG SỸ theo Quang Trung đánh giặc. Các TRÁNG SỸ bó bánh quanh người, quân chân bằng dây chuối, dây lác,... và cứ thế mà di quân, tới giờ nghỉ chân ăn uống thì cứ móc ra nhúng nước mà ăn. Cái tên BÁNH TRÁNG có từ đó.
Khi ra tới Gò Đống Đa, hai bên giáp chiến, xác chết ngổn ngang, kết thúc chiến tranh, dân ta đi gom xác địch xác ta, để dễ phân biệt địch - ta, những người gom xác cứ thấy tử thi có bó BÁNH TRÁNG trong người là biết ngay quân ta. Và từ đây cái tên BÁNH ĐA được cư dân Đàng ngoài gọi tên thay cho cái tên BÁNH TRÁNG ở Đàng trong vì bánh được tìm thấy ở GÒ ĐA.
Ngày nay ở miền Nam ai ai cũng biết tới BÁNH TRÁNG, nó được chế biến phong phú hơn khi bỏ thêm MÈ gọi là BÁNH TRÁNG MÈ, thêm Đậu PHỘNG gọi là BÁNH TRÁNG ĐẬU PHỘNG,... còn ở miền Bắc thì họ gọi là BÁNH ĐA, BÁNH ĐA VỪNG, BÁNH ĐA ĐỖ LẠC,...
Tui nghe cha tui kể vậy hỏng biết có đúng không, cũng như giống CÁ CƠM thường tập trung ở vùng biển Khánh Hòa trở vô, nghe đâu khi quân của Gia Long bị quân Tây Sơn dí tới vùng biển Cam Ranh, binh sỹ hết lương thực, vua Gia Long ngước mặt lên trời than vãn thì hàng đàn cá nổi lên, binh lính thi nhau vớt ăn thay CƠM nên gọi là CÁ CƠM./.
Tran Hung
Không có nhận xét nào