Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LỊCH SỬ ĐỐI ĐẦU VÀ DỰ BÁO KẾT QUẢ CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH MỸ TRIỀU TẠI HÀ NỘI .

LỊCH SỬ ĐỐI ĐẦU VÀ DỰ BÁO KẾT  QUẢ CUỘC HỌP THƯỢNG  ĐỈNH MỸ TRIỀU TẠI HÀ NỘI . Sau bao nhiêu năm đóng cửa miệt mài khai thác và làm giàu ura...

LỊCH SỬ ĐỐI ĐẦU VÀ DỰ BÁO KẾT  QUẢ CUỘC HỌP THƯỢNG  ĐỈNH MỸ TRIỀU TẠI HÀ NỘI .

Sau bao nhiêu năm đóng cửa miệt mài khai thác và làm giàu uranium, thử nghiệm các lò phản ứng hạt nhân, thử nghiệm tên lửa hành trình xuyên lục địa, lớn tiếng đánh võ mồm, khiêu khích tên sen đầm quốc tế "đế quốc Mỹ", Triều Tiên bỗng nhiên hạ độ cao đột ngột, nhũn như con chi chi. Liên tiếp hội đàm Liên Triều rồi "Hội nghị thượng  đỉnh Mỹ Triều". Đó là vì Kim Jong Un thấy đã đến lúc nói chuyện ngang hàng được với anh Trump, một gã cao bồi khét tiếng võ lâm, mà chỉ  nữ hoàng Anh và gã nhà giàu mới nổi Trung Quốc Tập Cận Bình mới làm Trump chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Trung lần 1 và lần 2 thật ra đã đưa vị thế của một nước có nền kinh tế "tự cung tự cấp", GDP bình quân đầu người 1.000/năm. GDP cả nước 40 tỷ USD. Nếu so với 20.000 tỷ USD của nước Mỹ thì thật thảm hại.

Nếu không có việc sản xuất vũ khí hạt nhân, đe doạ cả thế giới, chắc chắn Trump hay các tổng thống Mỹ trước Trump chỉ nhìn Kim Jong Un bằng nửa con mắt.

Ngày 25/6/1950, khoảng 135.000 binh sĩ Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 tấn công Hàn Quốc. Tháng 7/1950, quân đội Mỹ tham chiến cùng Hàn Quốc để "chống lại sự bành trướng" của Triều Tiên. Tháng 10/1950, khi quân đội Triều Tiên bị đẩy đến sát biên giới với Trung Quốc, Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu tham chiến. Nhận thấy nguy cơ về Thế chiến III sắp xảy ra, Mỹ quyết định rút quân. Tháng 7/1953, cùng với hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên, khu phi quân sự dọc vĩ tuyến 38 được hình thành. Và kể từ đó Washington áp lệnh trừng phạt kinh tế lên Bình Nhưỡng.

Tháng 6/1994, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter có chuyến đi lịch sử tới Triều Tiên. Sau đó 4 tháng, khi Kim Nhật Thành qua đời, con trai Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) lên lãnh đạo và ký kết hiệp định song phương với Mỹ. Theo đó, Bình Nhưỡng cam kết dừng và giải giáp chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy các lò phản ứng sản xuất điện dùng vào mục đích dân sự. 

Năm 1999, một năm sau vụthử tên lửa đạn đạo tầm xa đầu tiên, lãnh đạo Kim Jong-il tuyên bố hoãn các vụ thử trong tương lai. Để đáp lại, Washington nới lỏng lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.

Sau khi nhậm chức  Donald Trump tuyên bố không cho phép Triều Tiên phát triển  vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công vươn tới lãnh thổ nước Mỹ. Nhưng chỉ 7 tháng sau đó, Triều Tiên liên tiếp thử hai vụ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với tuyên bố của lãnh đạo Kim Jong-un rằng: "Toàn bộ lãnh thổ Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của chúng tôi". Hai vụ thử tên lửa đã châm ngòi cho cuộc khẩu chiến giữa ông Trump và Kim Jong-un. Lần đầu tiên phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Trump đe dọa "xóa sổ hoàn toàn Triều Tiên". 

Những tháng cuối năm 2017 chứng kiến những động thái leo thang nhanh chóng của Bình Nhưỡng. Vào tháng 8, trong một vụ thử khác, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bay ngang lãnh thổ Nhật Bản. Tổng thống Mỹ cứng rắn tuyên bố: "Đối thoại với Triều Tiên không phải là giải pháp". Vào tháng 9, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6 và tuyên bố trở thành cường quốc hạt nhân. Đáp trả, Mỹ ban hành thêm lệnh trừng phạt mà Triều Tiên miêu tả là "hành động gây chiến".

Sau cuộc họp thựong đỉnh lần 1 tại Singapore vào tháng 6/2018 các nhà đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang thảo luận về một thỏa thuận tiềm năng cho hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra ở Hà Nội vào ngày 27 và 28/2. Thỏa thuận nhiều khả năng bao gồm một tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên, đổi lại Bình Nhưỡng sẽ công bố những bước đi có thể kiểm chứng được nhằm chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân

 Kim Jong-un sẽ đòi hỏi từ Trump nhiều hơn là một tuyên bố hòa bình, đồng thời gây áp lực để Tổng thống Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt hay giảm số lượng binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc.

Để xóa bỏ năng lực vũ khí hạt nhân và chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên cần tới khối lượng công việc khổng lồ và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Kim Jong-un sẽ chấp thuận điều này.

Kim có thể đồng ý cho ngừng hoạt động hoặc tháo dỡ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon, cơ sở làm giàu urani chính của nước này. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn còn đó hàng chục cơ sở phát triển tên lửa và hạt nhân khác.

Triều Tiên chưa công khai phát đi tín hiệu nào cho thấy  sẽ để các thanh sát viên quốc tế vào nước này để kiểm tra các bãi thử hay xác minh việc loại bỏ các cơ sở hạt nhân, tên lửa. Chính phủ Triều Tiên hồi năm 2009 đã trục xuất các thanh sát viên Liên Hợp Quốc sau khi nỗ lực thúc đẩy giải trừ vũ khí trước đó sụp đổ.

Dỡ bỏ lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc ban hành kể từ năm 2016 (giữ nguyên trừng phạt trước đó) là đủ để tạo động lực cho Triều Tiên bỏ năng lực chế tạo bom hạt nhân. Ngoài ra thì cấm vĩnh viễn các vụ thử cùng với hủy kho vũ khí hóa học cũng có thể đưa vào thỏa thuận.

Tổng thống Trump từng ca ngợi khi nhà lãnh đạo Kim quyết định ngừng thử hạt nhân cùng tên lửa, tuyên bố mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên không còn, đồng thời khẳng định Mỹ không vội chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo gần đây cũng nhấn mạnh trọng tâm trong hội nghị thượng đỉnh là giảm rủi ro cho người dân Mỹ.

Từ những tuyên bố trên, có thể  nhận định Mỹ đặt mục tiêu loại bỏ mối đe dọa tên lửa Triều Tiên đối với nước Mỹ , chứ không phải với đồng minh châu Á cũng như các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài. Họ dường như nhận ra tham vọng giải trừ hạt nhân trước đó khó đạt được.

Phía Hàn Quốc lại ưu tiên hòa giải, Trung Quốc và Nga chủ trương giữ nguyên hiện trạng miễn là Triều Tiên không thử vũ khí. Cả ba đều kêu gọi nới lỏng cấm vận cho Triều Tiên.

 Kim Jong Un  nắm rõ mọi chuyện, tin tưởng có thể giữ lại vũ khí hạt nhân nhưng vẫn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hàn Quốc, Mỹ. Cách tốt nhất để làm chuyện này là để ngỏ khả năng phi hạt nhân hóa trong lúc tiếp tục củng cố kho vũ khí.

Vì vậy, theo nhiều người  Kim Jong Un khi gặp lại Donald Trump sẽ đưa ra vài nhượng bộ nhằm giữ vững “ảo tưởng giải trừ hạt nhân” mà ông dày công tạo ra, và mong đợi Trump đồng ý.

Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào