NGHỀ CHÉM Nhiều người chê bai chương trình Táo quân cuối năm của các anh em nghệ sĩ hài phía bắc, trong đó có Công Lý. Tôi ko phản đối và tr...
NGHỀ CHÉM
Nhiều người chê bai chương trình Táo quân cuối năm của các anh em nghệ sĩ hài phía bắc, trong đó có Công Lý. Tôi ko phản đối và tranh luận gì, duy có điều này tôi muốn nói, trong vòng vây của sự kiểm duyệt ngặt nghèo, chúng ta đừng đòi hỏi quá sức đối với các nghệ sĩ.
Tôi thích hai chi tiết hay( khá hiếm hoi) trong chương trình Táo quân này. Chi tiết thứ nhất, đó là lúc Ngọc Hoàng nói với tả hữu Nam Tào- Bắc Đẩu: " Nghề của ta là chém( gió) mà". Chi tiết thứ hai, là lúc người đàn bà nghèo lên thiên đình tìm thăm đứa cháu là Táo giao thông, bà ấy đã nói một câu đau như cắt để trả lời Ngọc Hoàng:" Ấy, chết chết, ở trần gian, chỉ có quan được phép lấy tiền dân thôi, còn dân mà lấy tiền quan thì tội nặng lắm ạ".
Tôi chả bảo vệ gì cho chương trình Táo quân ấy, nhưng với hai chi tiết cực đắt này, tôi cho rằng chương trình đó có giá trị riêng của nó. Các nghệ sĩ hài đã công khai ý nghĩ của mình với công chúng rằng: Ngọc hoàng áo cao mũ dài dùng quyền lực của mình đứng ra phân xử chuyện trần gian thật ra chỉ là một thằng chém gió không hơn không kém. Thứ hai, quan được phép hành hạ dân và lấy tiền dân vô độ mà ko hề có chiều ngược lại.
CHI TIẾT THỨ HAI:
Bạn cứ nhìn những BOT mà các tài xế đang tranh đấu để chống lại nó là biết chi tiết thứ hai mà tôi nói trong vở Táo quân cuối năm đã phản ánh hiện thực dữ dội như thế nào.
Các tài xế đã gọi đó là các BOT bẩn vì chúng ko liêm chính, vì chúng móc túi dân một cách mờ ám, vì chúng móc túi một cách quá đáng khi kéo dài thời hạn thu phí, khi làm đường chỗ này nhưng đặt trạm thu phí chỗ khác, bắt những người ko đi trên đoạn đường BOT phải trả phí...Thế nhưng các BOT bẩn này được bảo kê bởi Bộ giao thông và chính quyền địa phương nơi đặt trạm. Tại sao một giao dịch dân sự giữa tài xế và chủ đầu tư BOT mà chính quyền phải nhúng tay vào với lực lượng hùng hậu từ công an, dân phòng cho đến quan chức địa phương nếu ko có sự cấu kết lẫn nhau giữa các chủ đầu tư BOT với hệ thống chính quyền? Nếu xem trọng nhân dân hơn những con cá mập hút máu thì nhà nước phải bảo vệ các tài xế, phải buộc tháo dỡ các trạm thu phí đặt sai vị trí và chấm dứt các BOT quá hạn. Thế nhưng chúng ta đã thấy nhà nước làm gì với trạm thu phí Cai Lậy, dù người đứng đầu chính phủ hứa giải quyết nó trong vòng một tháng khi nổ ra sự phản đối của nhân dân.
CHI TIẾT THỨ NHẤT:
Và bây giờ, xin nhìn hình ảnh con đường độc đạo quốc lộ 1 xuyên miền Tây dẫn về Sài gòn kẹt cứng sau tết thì đủ hiểu trình độ chém của lãnh đạo ta ra sao.
Các nghị quyết Đảng đặt ra kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng cho đất nước. Những tỉnh miền Tây được kêu gọi hóa thân đủ thứ, từ đầu tàu cho đến đại bàng, nhưng đường cho dân đi thì ko có. Chỉ một đoạn cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận thiết kế nhiều năm qua giờ vẫn chưa thực hiện được. Lỗi tại ai, khi cả một quốc gia ko đủ nguồn lực để làm một đọan đường cao tốc dài chưa đến 100 cây số cho vựa lúa của cả nước? Như vậy thì các tham vọng phát triển sẽ được thực hiện bằng cách nào đây khi đường cho dân đi, cho nền kinh tế vận hành còn chưa có?
Rõ ràng, tất cả những lời nói, những lời kêu gọi hóa rồng hổ lâu nay cũng chỉ là chém gió mà thôi, giống như những lời hứa hẹn về một tương lai công chức sống được bằng đồng lương minh bạch kéo dài nhiều năm qua vậy...
Ôi, Ngọc hoàng!
Ngọc Vinh
Không có nhận xét nào