Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SAO LẠI DỰA VÀO CHUYÊN GIA ANH NGỮ?

SAO LẠI DỰA VÀO CHUYÊN GIA ANH NGỮ? Trong một bài trả lời dư luận về cụm từ “Sông núi trên vai” được chuyển ngữ thành “Mountains and rivers ...

SAO LẠI DỰA VÀO CHUYÊN GIA ANH NGỮ?

Trong một bài trả lời dư luận về cụm từ “Sông núi trên vai” được chuyển ngữ thành “Mountains and rivers on the shoulder”, Nguyễn Quang Thiều né tránh nội dung chính mà tôi đặt ra là tại sao từ ghép “Sông núi” tiếng Việt bị tách ra thành hai từ đơn “Sông và núi” một cách thô thiển, anh ta dài dòng, quanh co về đạo đức, văn hóa tranh luận và lấy “chuyên gia Anh ngữ” Tạ Quang Đông ra làm bùa hộ mệnh, rằng cách dịch đó là hay, đảm bảo tư duy độc đáo của người Việt, tính hình tượng và chất thi ca.

Tôi bật cười cho thói quen mất tự tin và hay dựa dẫm người khác, không chỉ trường hợp Nguyễn Quang Thiều mà còn cho nhiều người Việt.

Những bài trước tôi không quan tâm đến tiếng Anh. Tôi chỉ phê bình sự ngu dốt tiếng Việt của Hội Nhà văn, khi chỉ làm một thao tác dịch ngược “Mountains and rivers on the shoulder” thành “Sông và núi trên vai” là đủ thấy sự ngu dốt tiếng Việt. Đơn giản là cách dịch tiếng Anh phản ánh ngược lại trình độ tiếng Việt. Và để cứu chữa nỗi nhục làm văn Việt mà ngu tiếng Việt như học sinh chưa học qua lớp Hai, họ cứ đánh trống lảng sang tiếng Anh và lấy chuyên gia Anh ngữ làm bùa hộ mệnh. Đã thế thì tôi phải cảnh báo luôn vấn đề tiếng Anh, dù trình tiếng Anh của tôi cũng chỉ vỡ lòng.

Câu hỏi đặt ra là, sao cứ phải dựa vào chuyên gia Anh ngữ mới đáng tin cậy?

Nhớ trên 20 năm trước khi học thạc sĩ, tôi có viết bài cho một tạp chí khoa học chuyên ngành, họ yêu cầu dịch bản tóm tắt sang tiếng Anh. Tôi viết bản tiếng Việt xong, nhờ một đồng nghiệp chuyên Anh dịch hộ. Đồng nghiệp ấy lắc đầu, vì trong đó có nhiều thuật ngữ khó quá. Rồi bảo tôi cứ dịch đi, theo cách hiểu thuật ngữ chuyên môn của tôi, người đó sẽ xem và chữa giúp về ngữ pháp. Đó là một đồng nghiệp thận trọng, hiểu biết mà tôi quý cho đến bây giờ.

Sau này viết báo, phần tóm tắt tiếng Anh tôi thường tự dịch. Hiển nhiên là tôi viết tiếng Anh trước rồi mới dịch ngược sang tiếng Việt. Nhưng có nhiều “chuyên gia tiếng Anh” biên tập lại theo tư duy của kẻ điếc không sợ súng. Khái niệm “thơ ca” tôi dùng thuật ngữ “Poetry” thì bị sửa thành “Poetry and Music”, khái niệm “thẩm mỹ” tôi dùng thuật ngữ “Aesthetic” thì bị sửa thành “Feeling for beauty”.v.v… Tôi khóc!

Cho nên không ngạc nhiên khi chuyên gia Anh ngữ của Hội Nhà Thỏ chuyển hết các từ ghép tiếng Việt sang từ đơn tiếng Anh cả. Với cách ấy, nếu dịch được “Sông núi trên vai” thành  "Mountains and Rivers on the Shoulder" thì họ có thể dịch “Xe cộ qua lại trên đường” thành “Cars and carts are on the road”? dịch “Nhà cửa tan nát” thành “House and door are broken”?, dịch “Trời đất đổi thay” thành “Heaven and earth change”?…
Nên nhớ trường hợp này không là thuật ngữ chuyên môn mà là từ ngữ phổ thông, đến học sinh lớp Hai cũng biết.

Chuyên gia Anh ngữ Tạ Quang Đông, nhà thơ khoe thơ 2 thứ tiếng Nguyễn Quang Thiều lại còn lý luận lý lẹo rằng, cách dịch đó đảm bảo thể hiện trung thực tư duy của người Việt, tính hình tượng và chất thơ. Đảm bảo trung thực tư duy của người Việt thì sao không dịch tất cả theo cú pháp và cách diễn đạt Việt mà phải dịch theo cú pháp và cách diễn đạt tiếng Anh, bởi vì cú pháp thể hiện tư duy dân tộc tính còn sâu sắc hơn cách dùng từ. Chẳng hạn, sao không dịch “Hôm nay trời mưa to” thành “Today God/heaven rain big” mà phải dịch “It is heavy rain today”? Dịch “Today God/heaven rain big” đảm bảo tư duy Việt 100%, từ cách dùng từ đến cú pháp, thậm chí đảm bảo “tính hình tượng” và “chất thơ” nữa đấy chứ, anh Thiều, anh Đông nhỉ?

Trong một cuộc họp Hội đồng khoa học và đào tạo để thông qua chương trình Anh ngữ cho các khoa, thấy có môn học “Tiếng Anh chuyên ngành” cho tất cả các khoa, tôi hỏi Trưởng khoa Ngoại ngữ: “Dạy Tiếng Anh chuyên ngành dạy cái gì vậy? ai dạy?” Trưởng khoa gãi đầu rồi thú nhận “Không có tiếng Anh chuyên ngành nào cả, và không giảng viên ngoại ngữ nào dạy được tiếng Anh cho tất cả các chuyên ngành”. Tôi hoan nghênh trưởng khoa trung thực và có hiểu biết. Tôi đề nghị, nếu muốn nâng cao trình độ cho sinh viên thì hãy dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh chứ không có tiếng Anh chuyên ngành nào cả. Người dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải là do giảng viên có trình độ tiếng Anh của chuyên ngành đó dạy chứ không phải do bất cứ chuyên gia hay giảng viên Anh ngữ nào!

Chu Mộng Long
---------
Không biết chuyên gia Anh ngữ này đã qua trình độ nào mà dịch: CÂY GẠO ĐẠI THỤ thành CÂY LÚA HỌC ĐẠI HỌC HÀM THỤ, năm GIÁP THÂN thành ÁO GIÁP CỦA CƠ THỂ. Hay là chuyên gia Anh ngữ Tạ Quang Đông, nhà thơ Mỹ Nguyễn Quang Thiều dịch cho Bộ Văn hóa?




Không có nhận xét nào