Về có đúng là bài Bình Ngô Đại Cáo do ngài Nguyễn Trãi viết không ? Hay là bạn có bao giờ tự hỏi về niên đại của bài văn này chưa ? Bài này ...
Về có đúng là bài Bình Ngô Đại Cáo do ngài Nguyễn Trãi viết không ?
Hay là bạn có bao giờ tự hỏi về niên đại của bài văn này chưa ?
Bài này thì chắc người Việt nào cũng biết, nhất là cả tuần nay, ai cũng đem nó ra mà viết để nêu cao tinh thần chống Trung Quốc của người Việt.
Nhưng mình chưa đọc được bài của học giả Việt Nam nào nêu thử về tại sao họ nghĩ bài Bình Ngô Đại Cáo có niên đại vào thời nào nhỉ ? Mà phần lớn các nhận định xưa này đều cho rằng bài Bình Ngô Đại Cáo này xuất hiện đầu tiên trong bộ Toàn Thư.
Mà mình sẵn thừa thời gian đang ngồi ăn bánh tét chiên bữa trưa thứ 3, vậy là đọc thử luôn chữ húy trong bài Bình Ngô Đại Cáo trong bộ Toàn Thư (bạn đọc từ đây >> http://nomfoundation.org/nom-project/history-of-greater-vietnam/Fulltext/57-Thai-Tong-Cao-Hoang-De?uiLang=en trang 95), thì hóa ra, trong nửa tiếng mình kiếm ra 2 chữ húy thời Trần rồi nè bạn:
****
1. Trong bài thơ này có câu "Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước"
Nhưng than ôi, chữ Lý 李 là tên húy của nguyên tổ nhà Trần, tức là cụ Trần Lý. Chữ này là chữ đại ký húy luôn đó bạn.
Ấy thế mà ngay trong phần đầu của bài Bình Ngô Đại Cáo, lại có cả câu "Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước" là sao bạn nhỉ ?
À, ví dụ bạn nói là triều Lê sơ rồi, không ai còn kỵ húy chữ Lý nên ngài Nguyễn Trãi viết thẳng chữ Lý thôi. Mình cũng chịu khó tra luôn, thì cũng theo bộ Toàn Thư, tới mãi ngày 11 tháng 10 năm Thuận Thiện 1 (17-11-1428), triều Lê sơ mới có lệnh thôi kiêng húy chữ Nguyễn 阮 thời Trần. Chữ Nguyễn 阮 thời Trần tức là chữ thay thế cho chữ Lý 李 kỵ húy thời Trần đó bạn.
Mà ngày 11 tháng 10 năm Thuận Thiện 1 này là gần 1 năm sau khi bài Bình Ngô Đại Cáo ra đời bạn ạ. Và Toàn Thư còn chép rõ sử kiện Bình Ngô Đại Cáo trước năm Thuận Thiên 1 cả 1 năm luôn kìa.
Như vậy trước khi có lệnh bỏ việc viết chữ húy Nguyễn 阮 thay cho chữ Lý 李, thì làm thế nào mà ngài Nguyễn Trãi, vốn là một văn quan giỏi chữ, lại là con của cụ Nguyễn Phi Khanh, một vị Hàn lâm học sĩ nhà Hồ, mà lại không biết cả lệnh kiêng chữ Lý 李 này để mà viết thẳng luôn chữ Lý trong một câu đầy tự hào "Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước" bạn nhỉ ?
****
2. Chữ Châu: Châu 珠 là 1 trong 6 chữ Nội Húy thời Trần (xem Chữ Húy của thầy Ngô Đức Thọ trang 45).
Ấy thế mà cũng ngay trong bài Bình Ngô Đại Cáo này, có cả đoạn "đào sa thái minh châu tắc xúc giao long nhi căng yêu thộn hải. 陶沙明珠則觸蛟龍而絙腰氽海" tức "Người mò ngọc giòng gây quăng biển, làm mồi lũ giao long.".
Mà nếu Châu 珠 là chữ Nội húy đời Trần, thì một văn quan giỏi chữ như ngài Nguyễn Trãi có quên vụ kỵ húy của chữ này không ?
****
Mình chỉ dò vài câu đầu này thôi, để hỏi bạn trước. Bài Bình Ngô Đại Cáo còn dài lắm, bạn tha hồ mà tra chữ húy.
Như vậy, chả lẽ ngài Nguyễn Trãi không có học về sự kỵ húy đời nhà Trần sao bạn ?
Hay là ngài Nguyễn Trãi là nhà cách mạng đầu tiên của nước ta, theo Tây học, đã viết thơ văn yêu nước và quăng luôn cả sự kỵ húy mà nho sĩ thời ngài ai cũng học và tự hiểu phải viết tránh ra sao?
Và câu hỏi đáng hỏi hơn, là tại sao gần một trăm năm qua, có bao nhiêu học giả Việt Nam dịch, viết, ca tụng, tranh luận bài này, v.v, trong đó chắc toàn các thầy mà ai cũng kính ngưỡng, thế mà sao không ai viết về chữ húy trong bài Bình Ngô Đại Cáo như mình nêu trên ?
Mà bài Bình Ngô Đại Cáo này, nếu mà là một áng văn ngụy tạo, chắc người Việt mình sẽ xấu hổ lắm phải không ?
Sao cụ Bùi Kỷ thời xưa không khảo cứu vụ này nhỉ ?
Mà ta còn có thầy Ngô Đức Thọ, một thầy chuyên gia về chữ húy Việt Nam, sao thầy không viết gì về điều này nhỉ ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào