Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Về sự ỡm ờ trong việc thẩm định niên đại văn bản

Về sự ỡm ờ trong việc thẩm định niên đại văn bản  hay là sự lưu manh có hệ thống trong việc nghiên cứu văn bản tại Việt Nam Theo mình hiểu, ...

Về sự ỡm ờ trong việc thẩm định niên đại văn bản 

hay là sự lưu manh có hệ thống trong việc nghiên cứu văn bản tại Việt Nam

Theo mình hiểu, để khẳng định vị trí một văn bản xưa trong lịch sử dân tộc, văn bản ấy chắc chắn PHẢI được khảo cứu về niên đại trước tiên.

Nhưng mình càng tự đọc về các văn bản xưa,càng nhận thấy Việt Nam chả có sự nghiên cứu đúng đắn gì về niên đại cho các văn bản xưa, ít nhất là các văn bản xưa nổi tiếng ví dụ như Gia Định Thành Thông Chí, Ô Châu Cận Lục, Phủ Biên Tạp Lục, v.v

Mà nếu không xác định được niên đại của văn bản, thì các học giả Việt Nam xưa nay cứ khoe nhặng lên các văn bản này là quý để làm gì nhỉ ? Ví dụ như thầy Trần Đại Vinh được người ta đánh bóng là nhà địa danh học miền Trung, nhưng xem ra bộ Ô Châu Cận Lục mà thầy dịch có đầy vấn đề về niên đại, còn bộ Phủ Biên Tạp Lục mà thầy bổ chính năm 2018 thì hoá ra là bản “tự viết lại” Phủ Biên Tạp Lục của Viện Sử Học năm 1977 chả liên quan gì đến Phủ Biên Tạp Lục của ngài Lê Quý Đôn khi xưa cả, thế thì có gì đáng khen đâu mà người ta tán lên đến mây nhỉ ? Có khi thầy đã dựa vào sự viết lại rác rưởi của người khác, lấy đấy làm tư liệu quý cho mình dựa vào, rồi tán hươu tán vượn, đầu độc kiến thức của chúng ta thì sao ?

Và đây cũng là trường hợp cho bộ Gia Định Thành Thông Chí.

Mà tại sao bạn nên hiểu về niên đại văn bản ? Bởi vì ví dụ ngoài đời, bạn trả tiền cao để mua một viên kim cương  diamond chứ có phải là bạn trả tiền cao để mua một viên cubic zirconia đâu đúng không ? 

Sự tự hào của 1 dân tộc cũng vậy thôi.

Vậy nếu ở Việt Nam, nếu người ta không chịu thẩm định niên đại văn bản vì đủ thứ lý do, và mặc dù đến năm 2019, dù các học giả Việt Nam vẫn chưa thể khẳng định niên đại văn bản, mà họ vẫn hô hào về nào là văn bản này quý lắm, nào là chúng ta nghiên cứu văn bản kia để hiểu thêm về lịch sử dân tộc.  Với những sự hô hào và cách làm việc vô trách nhiệm như vậy, mình có thể gọi những người này, từ thầy đến trò, đều là bọn lưu manh và những kẻ lừa đảo trong việc nghiên cứu văn bản hay sách xưa Việt Nam không ?

Thanks

Brian




Không có nhận xét nào