Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐẰNG SAU TẤM ẢNH VỪA ĐƯỢC GIẢI GẦN BA TỶ ĐỒNG

ĐẰNG SAU TẤM ẢNH VỪA ĐƯỢC GIẢI GẦN BA TỶ ĐỒNG Tui chơi nhiếp ảnh vì thích, đơn giản thế thôi. Do đó, tui chưa bao giờ tham dự một cuộc thi ả...

ĐẰNG SAU TẤM ẢNH VỪA ĐƯỢC GIẢI GẦN BA TỶ ĐỒNG

Tui chơi nhiếp ảnh vì thích, đơn giản thế thôi. Do đó, tui chưa bao giờ tham dự một cuộc thi ảnh trong và ngoài nước nào. Cũng có một vài tấm người ta thích, muốn mua thì tui bán với giá rất rẻ nhưng thường là tặng. Bạn thích thì rửa, đóng khung mang đến nhà treo lên, vui cả làng. Bạn mở khách sạn, quán ăn, tui cũng tặng để trang trí. Có nhiều người bảo chơi ảnh mà không đi thi thì sẽ bớt động lực để đam mê. Tui không nghĩ vậy. Chuyện thi cử với chuyện sáng tác là hai lĩnh vực khác nhau. Ngay chuyện đem hình dự thi, đằng sau nó cũng có khối chuyện. 

Mới đây nhất, cuộc thi ảnh mang tên HIPA, một giải có thể xem có tồng giá trị giải thưởng cao nhất là 450.000 đô la Mỹ dưới sự bảo trợ của thái tử Dubai, Hamdan bin Rashid bin Mohammed al Maktoum. HIPA cũng là một trong những giải thưởng "mở" nhất với người tham dự, không quy định giới hạn độ tuổi người chụp, không phân biệt giới tính hay quốc tịch, chuyên nghiệp hay không. Cuộc thi năm nay (2018-2019) có chủ đề "Hi vọng" (Hope). Đây là mùa giải thứ 8 của HIPA và người thắng giải là Edwin Ong Wee Kee, tay máy người Malaysia. Tác phẩm chụp về hai mẹ con người Mông ở Việt Nam. 

Thế nhưng, đây là một bức ảnh được set up kỹ càng chứ không phải được chụp tự nhiên như nó có. Buổi chụp ảnh được tổ chức với rất nhiều tay máy tham gia. Cùng một nhân vật, cùng bối cảnh, cùng một ánh sáng và nhiều khi cùng góc máy. Bức ảnh ra đời có mang tính nghệ thuật của sáng tạo nữa hay không? Đó là một câu hỏi. Bởi nó không còn là một bức ảnh độc đáo nữa mà là tấm ảnh mà nhiều người có, nhiều người là tác giả. Và như thế, điều mà tác giả muốn gởi gắm ở tác phẩm là gì? Có phải chăng là điều mà cả tập thể đang tham gia buổi chụp đó muốn nói. Tiếng nói tập thể chăng? Bởi sẽ có nhiều tấm ảnh giống nhau. Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm chính là sự độc đáo không trùng lắp, ở nhiếp ảnh còn là khoảnh khắc không tìm lại được. Ở đây, bằng việc chuẩn bị và sắp đặt như thế này, yếu tố độc đáo và khoảnh khắc không còn nữa. Thế có nên xem nó là tác phẩm nghệ thuật? 

Ở Việt Nam, chuyện này là bình thường. Đi săn ảnh cùng cả đoàn, mấy chục máy ảnh tập trung vào chủ đề đã sắp đặt sẵn, cứ thế mà bấm máy để cho ra hàng loạt bức ảnh giống nhau na ná. Hồn vía của tác phẩm không thấy đâu vì ai cũng có hình như nhau. Chưa kể đôi khi set up không đúng với thực tế như cả đoàn người cầm vó đi trên đồi cát Phan Thiết hay cả chục người xúm vào vá chiếc lưới không chỗ rách ...Chụp xong, người nào có tay nghề làm hậu kỳ giỏi thì sẽ có ảnh đẹp hơn người khác, thế thôi. 

Bởi thế, tui khoái mua máy, sắm đồ nhưng chỉ khoái chụp chơi, chụp không giống ai nhưng vẫn sướng, chẳng thi cử, chẳng cần có giải gì nhưng vẫn vui. Chụp được tấm ảnh mình hài lòng, cũng đã là đủ cho một cuộc chơi, chứ chơi mà cứ cho ra ba thứ đồ giả, mệt lắm.
18.3.2019
DODUYNGOC
https://anninhthudo.vn/giai-tri/buc-anh-chup-ve-viet-nam-am-giai-thuong-gan-3-ty-dong/803103.antd










Không có nhận xét nào