BÀN CHUYỆN NƯỚC MẮM 1. ĐỊNH NGHĨA NƯỚC MẮM: Nước mắm do dân Việt sản xuất ra từ xa xưa, từ nhiều ngàn năm trước. Chính vì nước mắm, người ta...
BÀN CHUYỆN NƯỚC MẮM
1. ĐỊNH NGHĨA NƯỚC MẮM:
Nước mắm do dân Việt sản xuất ra từ xa xưa, từ nhiều ngàn năm trước. Chính vì nước mắm, người ta mới phân biệt đâu là dân Lạc Việt, đâu là người Quảng Việt, đâu là người Ấn, dân Mã … qua món chấm ưa thích.
Khái niệm nước mắm “là một loại nước chấm được làm từ cá tươi và muối biển; theo đó, các con cá được ướp muối để lâu ngày thành con mắm và từ con mắm rỉ ra chất lỏng. Đó là nước mắm. Do nước mắm rỉ ra là tinh chất nên người ta pha thêm nước muối và tùy mức độ tỷ lệ để tao nên các loại nước mắm khác nhau.” Cũng giống như nấu rượu, nước đầu nồng độ cao và pha ra các nước sau thành rượu nồng độ thấp gọi là rượu nhẹ. Đến mức nào đó, nhẹ quá thì gọi là bia, chứ không gọi là rượu nữa.
Khái niệm nước mắm trên đây đã được bác sĩ Alexandre Yersin đề xuất và các nhà khoa học Pháp của Viện Pasteur Đông Dương (Institut Pasteur de Saigon) nghiên cứu về nước mắm và đệ trình lên Toàn quyền Đông Dương Jean Eugène Charles để ban hành Nghị định ngày 21.12.1916. Định nghĩa về nước mắm này còn được nhắc lại trong hai văn bản luật về nước mắm tiếp theo là Nghị định năm 1924 (do Toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin ký ban hành) và Nghị định về nước mắm năm 1926. (do Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne ký ban hành). Sau khi ban hành Nghị định nước mắm này, vị toàn quyền Indochine Jean Eugène Charles ra sắc lệnh cấm bất kỳ loại sản phẩm nào được gọi là nước mắm mà không phải là được làm từ cá tươi và muối biển theo như định nghĩa. Lập luận trong sắc lệnh cấm là “bất kỳ các loại nước chấm nào không được làm từ cá tươi và muối biển thì không được gọi danh xưng nước mắm mà chủ sản xuất phải đặt cho sản phẩm của họ danh xưng khác. Nếu cứ tự đặt tên gọi nước mắm nhưng không làm từ cá tươi và muối biển, là sản xuất hàng giả. Chủ sản xuất sẽ bị tịch thu phương tiện và bị tù”.
Vậy là, chúng ta nhất trí phân biệt “nước mắm” và các loại nước chấm khác. Một đặc sắc của dân Việt, là góp nên bản sắc dân tộc, chính là nước mắm. Sự đặc sắc này, do chính dân Pháp, một dân tộc văn minh về ẩm thực đã công nhận và ra sức bảo vệ nước mắm của dân tộc Việt Nam.
2. NƯỚC GÌ CỦA NAM NGƯ
Hãng Masan sản xuất ra một loại nước chấm, cũng đặt tên là nước mắm. Trên nhãn mác ghi gần 20 thành phần hóa học như chất điều vị, chất bảo quản, hương cá hồi tổng hợp, chất tạo ngọt tổng hợp, màu tự nhiên, chất điều chỉnh độ a xít, chất làm dày,..v.v… trong khi chất tạo màu HT 155 đang bị cấm ở nhiều nước châu Âu và Mỹ vì gây gây dị ứng với người bị hen suyễn, gây ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da. (với các thành phần hóa học này thì sản phẩm của hãng chỉ bán ở nội địa chứ nếu xuất khẩu sang EU và Bắc Mỹ, khả năng bị kiện và bị cấm chỉ là vấn đề thời gian). Trong thành phần TBT ghi trên nhãn hiệu của các chai nước này cũng có ghi tinh cốt cá nhưng không dám ghi hàm lượng, Vậy, tinh cốt cá của hãng này làm ra như thế nào?
Các công xưởng sản xuất nước mắm từ cá tươi, muối biển ướp cá thành con mắm, con mắm rỉ hết nước mắm cốt ra thì chỉ còn lại bã mắm, là cặn bã. Các xưởng nước mắm này bán cho những nơi chế biến thức ăn gia súc hoặc làm phân bón ruộng. Nhưng hãng Masan mua lại, đem về xay nhuyễn, lọc căn và cô đặc để lấy mùi mắm đặc trưng để pha vào loại nước của họ. Vậy là có mùi mắm, chứ không có hàm lượng đạm, nghĩa là rất ít, không đáng kể. Đó chính là thành phần”tinh cốt mắm” mà hãng Masan quảng cáo cho các sản phẩm của họ
Khi so sánh với khái niệm “nước mắm” thì loại nước Nam ngư đệ nhị chỉ toàn hóa chất, thì Nam ngư không phải là nước mắm, với gần 20 chất hóa học là chính thì phải gọi là “nước mắm giả” hoặc gọi là Nước ĐMá, chứ không thể gọi là nước mắm được.
3. VI PHẠM PHÁP LUẬT
Hành vi hãng Masan đặt tên sản phẩm nước chấm của họ là Nước mắm Nam Ngư, không chỉ vi phạm luật Cạnh tranh, mà chính xác hơn là tội phạm hình sự. Căn cứ vào điều 193, Bộ Luật Hình Sự, về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tại khoản 6 “ Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;….đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
Về tội phạm pháp nhân thương mại, theo điều 193 này, Hãng Masan chưa đổi tên “nước mắm” thành tên khác, như nước chấm, nước công nghiệp, nước má, nước màu má…. mà vẫn giữ tên nước mắm, gây nhầm lẫn và lừa đảo người tiêu dùng thì chỉ cần có sự thu lợi bất chính là chịu tội hình sự và các yếu tố cấu thành tội phạm đã rõ ràng.
Chỉ có vấn đề những kẻ chống lưng nào đằng sau cản trở việc khởi tố hình sự với pháp nhân Masan theo Bộ Luật Hình sự hiện hành. Những kẻ chống lưng đó cũng là củi, mà là củi to, nhưng củi này chưa đưa vào lò mà đang làm gậy đập những xưởng sản xuất nước mắm thật và đập luôn bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc Việt Nam.
Lê Học Lâm
Không có nhận xét nào