GIÁ ÁO TÚI CƠM LÀ GÌ? Có người hỏi tôi như vậy. Thành ngữ “giá áo túi cơm” có lẽ được nhớ đến ấn tượng nhất là 2 câu trong Truyện Kiều, khi...
GIÁ ÁO TÚI CƠM LÀ GÌ?
Có người hỏi tôi như vậy.
Thành ngữ “giá áo túi cơm” có lẽ được nhớ đến ấn tượng nhất là 2 câu trong Truyện Kiều, khi cụ Nguyễn Du nói về phong cách của Từ Hải:
“Phong trần mài một lưỡi gươm
Những loài giá áo túi cơm sá gì!”
Đọc câu này, ta hiểu phần nào cụm từ “giá áo túi cơm”, nôm na là đồ vô dụng.
Còn về nghĩa cụ thể, “giá áo” là cái giá để mắc quần áo, “túi cơm” là cái túi để đựng cơm. Ông bà ta thâm lắm, chỉ kẻ vô dụng là giá áo túi cơm, ý nói cái thân mày chỉ là cái giá mắc áo và là cái túi đựng cơm thôi (có mặc quần áo và ăn cơm), chứ không có giá trị gì, không biết cả tư duy!
Nhưng đến giờ, xem ra loài giá áo túi cơm này hoá ra vậy mà còn chấp nhận được. Vì nó vô dụng thôi chứ không hại ai. Nó còn hơn cái bọn ăn cơm của dân rồi ngồi phòng lạnh nghĩ toàn chuyện bậy, hại dân, hại cả nền kinh tế đất nước, hại ngân sách quốc gia. Kiểu như ông Thể bắt mất bằng lái xe phải đi học và thi lại, hoặc như đám ở Cục gì bày ra trò tiêu chí này tiêu chí kia của nước mắm, hoặc là các anh bộ GT làm BOT. Toàn là hại dân.
Thưa các lãnh đạo, người dân chẳng đòi hỏi gì ghê gớm ở các anh. Các anh đừng làm gì cả, đừng nghĩ ra cái gì hết. Chỉ cần các anh làm giá áo túi cơm, đã là hồng phúc của dân tộc rồi!
Vy Dang
Không có nhận xét nào