Gửi những "người Hà Nội" động cỡn mỗi dịp 14/3 hàng năm. . Những phụ nữ vẫn thường hàng năm, nhân dịp ngày Trung cộng xâm lược, th...
Gửi những "người Hà Nội" động cỡn mỗi dịp 14/3 hàng năm.
.
Những phụ nữ vẫn thường hàng năm, nhân dịp ngày Trung cộng xâm lược, thảm sát Gạc Ma lại kéo nhau ra chỗ tượng đài Lý Thái Tổ nhảy nhót trong tiếng nhạc xập xình liệu trong người họ có tình mẫu tử?
Họ có thể từ chối dòng máu Việt chảy trong huyết quả của họ nhưng không lẽ họ cũng từ chối việc làm người? Họ có biết vào năm 2017, một bà mẹ 87 tuổi, mắt đã mờ không nhìn rõ nhưng vẫn nhận ra di ảnh con mình, liệt sỹ Đào Kim Cương nằm ở dãy ảnh hàng ngang thấp nhất cuối cùng khi mẹ được tới thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa (có lẽ là chuyến đi cuối cùng trong đời mẹ).
Dù mắt đã mờ nhưng mẹ vẫn đưa ngón tay chạm nhẹ lên dòng chữ khắc thông tin về con và đọc thành lời: “14/3/1988. Quê quán: Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh”. Đôi lúc, mẹ lại ghì chặt trán mình vào trán con, xuýt xoa hôn lên di ảnh con. Mẹ cứ đứng mãi đấy, nhất quyết không muốn rời đi, mẹ sợ con mẹ cô đơn, tủi thân nếu mẹ rời bước.
Tôi biết, có thể những phụ nữ nhảy nhót nhân ngày 14/3 hàng năm ở Hà Nội ấy đang nghĩ mình làm vậy để chống lại "bọn phản động" lợi dụng tụ tập kích động gây rối, họ nhảy nhót để bảo vệ chế độ mà họ tôn thờ. Nhưng những người đã điều họ ra nhảy ấy có ai cho họ biết, trong lúc họ nhảy múa như vậy thì có những bà mẹ vẫn đang quặn thắt nỗi nhớ thương đứa con chết mất xác nơi đảo xa để cho một lũ rửng mỡ, động cỡn vui mừng mỗi dịp tưởng nhớ ngày con của mẹ đã ngã xuống.
Tôi tin cuộc đời này có nhân quả, và nó đến cũng nhanh, không cần phải đợi kiếp sau. Hãy đưa tấm hình này cho những người phụ nữ nhảy nhót mỗi dịp kỷ niệm thảm sát Gạc Ma để họ suy ngẫm lẽ làm người.
Vũ Cận
Không có nhận xét nào