NHỮNG QUY HOẠCH NGUY KHỐN Cứ thử nghĩ, giữa một con đường lưu thông, nhằm để hạn chế không cho ô tô đi vào pàn đường này, chúng xây một lằn ...
NHỮNG QUY HOẠCH NGUY KHỐN
Cứ thử nghĩ, giữa một con đường lưu thông, nhằm để hạn chế không cho ô tô đi vào pàn đường này, chúng xây một lằn bê tông nằm giữa làn đường này để rồi gây ra cái chết không đáng có của một thanh niên vào đêm qua. Đó là cách bọn họ tư duy quy hoạch và quản lý.
Cho nên câu chuyện một số vị ở ngoài Hà Nội muốn cấm xe máy đi vào đường Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương cũng chỉ là một cách làn tương tự như cách làm ở trên. Nhưng mục đích của bọn họ lớn hơn hẳn, không phải để hạn chế phương tiện cá nhân và giảm ùn tắc, mà là để phục vụ thuận tiện nhất cho dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông đắt đỏ nhất hành tinh mà vẫn còn đầy sự nghi ngại của dân chúng được sớm vận hành.
Thay vì người ta đáng ra phải tập trung vào vấn đề cơ sở hạ tầng của giao thông thì họ lại chỉ nhăm nhăm đổ lỗi cho các phương tiện. Người dân luôn biết lựa chọn những phương cách để sinh tồn sao cho tiện lợi, hiệu quả và ít tốn kém nhất. Và khi có đủ lựa chọn để tối ưu các lợi ích của mình, các phương tiện không còn là vấn đề nữa vì nó sẽ tự được đào thải khỏi các chu trình vận hành của đời sống.
Giao thông công cộng và an ninh, an toàn cho cả phương tiện và môi trường giao thông chưa được đảm bảo, quy hoạch đường xá, cầu, cống cũng như các công trình giao thông vẫn là một mớ hổ lốn và không thể đáp ứng được ngay cả phương tiện thông dụng nhất là xe máy, luật pháp thực thi không nghiêm mà thậm chí còn là công cụ trục lợi (cấp bằng lái, kiểm định phương tiện, kiểm soát trong lưu thông...) thì quy kết mọi vấn đề cho riêng xe máy là một sự vô cùng ngu xuẩn, thậm chí là khốn nạn.
Cuối cùng là, người dân mới là những kẻ gánh chịu tất cả những vấn đề của chính bọn họ đặt ra. Khi mà để phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó, bọn họ sẽ hy sinh lợi ích của dân chúng để bảo toàn lợi ích của mình. Người dân sẽ phải tự tìm cách và tìm đường đi vào nội đô trong một mớ mạng nhện đường giao thông ngoằn nghèo, bé tẹo và ngày càng chật chội, xuống cấp. Bọn họ coi dân như đám lợn, xua cho trống chỗ này và dồn vào chỗ khác và bỏ mặc cho các con lợn tự giải quyết lấy vấn đề mà chính bọn họ đã tạo ra.
Ở quốc gia khác, bạn có thể kiện cơ quan quản lý hoặc chính quyền và yêu cầu bồi thường thoả đáng trong trường hợp đầu tiên (người chết vì đâm vào lằn bê tông do cơ quan chức năng của chính quyền xây đặt - nếu do người, tổ chức nào khác thì lỗi và trách nhiệm vẫn là do chính quyền đã không thực hiện quản lý theo bổn phận của mình). Trường hợp thứ hai có thể yêu cầu lãnh đạo địa phương từ chức ngay lập tức hoặc phải tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc chính quyền có thể bị kiện ra toà để xem xét lại những quyết định hành chính/quy phạm này.
Nhưng chúng ta thì làm gì, nếu không phải là ngồi kêu than trời rồi để mặc mọi sự xảy ra, vì không có cách gì để bảo vệ quyền lợi hay thực thi quyền năng của mình?
Lê Luân
Không có nhận xét nào