Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÔNG DƯƠNG (tt)

ĐÔNG DƯƠNG (tt) Trong sự kiện ồn ào về việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, ít ai để ý là ngay sau đó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm bộ đ...

ĐÔNG DƯƠNG (tt)

Trong sự kiện ồn ào về việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, ít ai để ý là ngay sau đó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm bộ đội biên phòng với huấn thị “sẵn sàng chiến đấu, không để bị động, bất ngờ”.

Hợp tác Việt-Mỹ càng sâu thì Việt Nam lo ngại sức ép từ Trung Quốc càng lớn. Việt-Mỹ khi đánh giá về an ninh quốc phòng của Việt Nam, không chỉ lo ngại về vấn đề Biển Đông mà lo ngại phía Tây. Trước khi Trump qua, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đi ngoại vận chính sách với Lào và Campuchia nhưng có vẻ như đảng CSVN chưa yên tâm.

Từ sau khi những quan hệ hữu hảo mà ông HCM xây dựng được với Lào (thông qua Hoàng Thân Đỏ Xuphanovong) và Campuchia (qua vua Shihanouk) mất đi, Việt Nam ngày càng để tuột tay trong quan hệ với hai nước này. Từ vai trò “Anh Hai Đông Dương” trước 1975 của VNDCCH, ngày nay quan hệ với hai nước giáp biên của CHXHCNVN ngày càng lỏng lẻo. 

Trước tiên nói về quan hệ với Campuchia.

Trong lịch sử, chính quyền Campuchia và đảng CSVN có nhiều duyên nợ. Từ việc đảng từng giúp vua Shihanouk thoát khỏi ám sát của VNCH cho đến vì giúp VNDCCH mà Campuchia chịu đánh bom của Mỹ là những mối quan hệ qua lại xương máu với nhau. Nhưng đến ngày nay đã không còn “lòng tin chiến lược” với nhau. Những ân oán quá khứ thì không nói, chỉ bàn đến mốc sau Hội Nghị Thành Đô.

Ai cũng biết việc thủ tướng Hunsen ngày nay đang nắm quyền ở Campuchia có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc sau khi VN giúp Campuchia giải thể chính quyền diệt chủng Polpot. Nhưng ông Hunsen cũng có những nỗi niềm với đảng CSVN thì không phải ai cũng biết. Nhiều người Việt Nam trách Hunsen ngả theo Trung Quốc vì tiền tài trợ, nhưng vấn đề không hẳn chỉ là tiền mà còn là vấn đề chính trị hai bên. Nhắc lại sòng phẳng với lịch sử là cách để khắc phục những sai lầm ở tương lai. 

Với tôi, những thế hệ lãnh đạo đảng CSVN từ sau ông HCM đều kém hơn ông về tầm nhìn và linh hoạt đối ngoại, những chính sách đối ngoại lẽ ra cần mềm mại và liên tục, kế thừa như nước chảy thì lại giật cục kiểu hòn đá to lăn trên núi xuống làm tất cả cái nền tảng đã có rung chuyển và rạn nứt theo.

Biến cố Đông Âu và Liên Xô chuyển hoá thời kỳ 1990 đã làm đảng CSVN lo ngại mất quyền lực và vì thế muốn gần Trung Quốc, nhưng thay vì thúc đẩy chính sách từ từ thì xuống nước một cách gấp rút vội vã dẫn đến Hội Nghị Thành Đô. Từ chính sách cực lạnh thời Lê Duẩn đến sự thúc đẩy cực nóng thời kỳ Nguyễn Văn Linh làm Việt Nam bị “sốc nhiệt”, kéo theo nhiều hệ lụy. 

Đây cũng là cái mà hiện nay Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong những bước đi xích gần Mỹ lúc này cần thận trọng. Sự quay ngoặt liên tục trong 3 trục Trung-Xô-Mỹ ở quá khứ luôn làm Việt Nam thiệt hại nhất. Cách quay đi cũng sai và cách quay lại cũng sai, dẫn đến “sái cổ”. Đảng mà sái cổ về đường lối thì nhân dân cũng tê cứng chân tay.

Chính bước ngoặt này làm quan hệ giữa đảng CSVN và chính quyền Hunsen rạn nứt dần cho đến hôm nay. Khi Trung Quốc gợi ý đàm phán 6 bên để xử lý vấn đề Campuchia thời kỳ 1993, đảng CSVN đã gật đầu để Polpot tham dự mà không thèm quan tâm đến ý kiến của Hunsen. Thậm chí còn làm ông này sợ bị ám sát. Từ sự ghi nhận công lao của đảng CSVN với cá nhân mình, trong lòng Hunsen nảy sinh sự đề phòng.

Tuy vậy quan hệ hai nước Việt-Camp vẫn phát triển dù có nhiều vết nứt bên dưới mặt bàn hữu hảo anh em. Campuchia trông đợi Anh Hai Đông Dương giúp mình kiến thiết đất nước nhưng đáp lại từ Việt Nam vẫn chỉ là hữu nghị nước lã kèm theo một chút “kiêu ngạo cộng sản”. Trong bối cảnh đó thì Trung Quốc chìa tay ra bằng cả của cho và cách cho.

Năm 2009, trong bước đi nhằm làm vững chắc vị thế Anh Hai, Việt Nam đã công bố sẽ đầu tư vào Campuchia 6 tỷ USD thông qua hợp tác kinh tế. Báo chí và nội các Hunsen rất hồ hởi với thông tin này nhưng Việt Nam đã làm họ bị việt vị vì tuyên bố thì to mà tiền đầu tư thực tế thì nhỏ. Từ đó Hunsen mất uy tín với nhân dân và nội bộ Campuchia. Vết thương nghi kỵ từ thời 1993 lại khoét sâu và nhức nhối thêm. 

Năm 2012, khi Campuchia là chủ tịch Asean, người ta thấy chính sách liên kết về Biển Đông của khối này không thúc đẩy mạnh và chỉ trích Hunsen trở giáo về phía Trung Quốc. Nếu chúng ta biết rằng trước khi hội nghị, đảng CSVN đã “bỏ quên” Campuchia thì sẽ hiểu nguyên do. Ngay lúc đó thì Anh Cả Hồ Cẩm Đào nhảy vào thế chỗ với động thái cầm 200 triệu USD tiền mặt và bản ghi nhớ đầu tư 2,1 tỷ USD sang tận nơi ấn vào tận tay Hunsen. Thế là trước việc biết trước dù Campuchia trong vai trò chủ tịch Asean khi đó có thúc đẩy Asean ra tuyên bố thì Trung Quốc vẫn làm đường lưỡi bò, Campuchia chọn cách im lặng để có tiền. 

Nói lại các sự kiện như vậy để hiểu vì sao Việt Nam đang đánh mất dần ghế Anh Hai Đông Dương. Anh Hai không có tiền giúp em út là một việc, còn đẩy em út vào thế khó xử, nghi ngờ chính trị và việt vị niềm tin. Nhân dân Campuchia, kể cả Hunsen, vẫn mang đặc tính người dân tộc, nhiều khi cân đường hộp sữa gói trà mà trao trọng thị, người ta vẫn tri ân. Anh Hai có thể nghèo nhưng sống ngay thẳng với em út thì các em có thể ít nghe lời nhưng vẫn trọng nể. Những yếu tố này trong các đời lãnh đạo đảng CSVN vừa qua đều không đạt được.

Đảng CSVN tuyên truyền rằng mình có đối tác chiến lược khắp phương trời thiên hạ, nhưng cội nguồn quan trọng là bán đảo Đông Dương thì lại mất dần lòng tin. Do đó sự đối ngoại thành công này cần phải xem lại và khắc phục. Sự xích gần về Mỹ lúc này là tốt và cần thiết, nhưng vấn đề vẫn là chơi với ai, lúc nào và để được gì, chứ không phải là gần Mỹ là hay hoặc gần Trung là tốt. Ôm một người bạn lớn mà để sức nóng làm cơ thể sốc nhiệt cũng không phải là cách.

Nghị quyết HNTW9 khoá này với quyết tâm “Lấy lợi ích quốc gia là tối thượng” cần được đưa vào thực tế. Ví dụ cụ thể và ngay trước mắt là cần ổn định và hoà bình, hợp tác từ bán đảo Đông Dương.

H.M








Không có nhận xét nào