Phân biệt nhưng không kỳ thị Hôm qua tôi viết một status rất ngắn cho rằng có một số người Bắc không hiểu về Phật pháp và Trịnh Công Sơn như...
Phân biệt nhưng không kỳ thị
Hôm qua tôi viết một status rất ngắn cho rằng có một số người Bắc không hiểu về Phật pháp và Trịnh Công Sơn nhưng hay lảm nhảm về đề tài này, và bị một số người cho là tôi “kỳ thị vùng miền”, phản đối chửi bới tá lả! Hehe. Tôi cho rằng là do tâm lý các bạn quá “nhạy cảm” mà thôi.
Về đạo Phật, trí thức của miền Nam ít luận về kinh sách, mà dành cho các vị tu hành, những người thông tuệ về Đạo như thầy Tuệ Sĩ, sư cô Trí Hải, thầy Lê Mạnh Thát… Họ (giới cầm bút) có viết là viết về cảm nhận cá nhân, không triết luận vì biết nó lố bịch, bởi hàng ngàn năm qua, đã có bao nhiêu bậc đại sư nói về điều này, đọc cho thông cũng phải vài chục kiếp người.
Trong khi đó, do bị cấm đoán, nên sau thời kỳ “đổi mới”, vài ba cây bút miền Bắc, vớ được vài cuốn kinh sách, đã tự cho rằng mình “giác ngộ”, nên huênh hoang như con vẹt, nhưng lại có người… kính phục! Và chuyện đó vẫn đang xảy ra, chúng ta có thể thấy ngay trên fb.
Về các ca khúc Trịnh Công Sơn, tại miền Nam thời kỳ chiến tranh, tên tuổi ông lừng danh theo các phong trào phản chiến, hiện sinh, hư vô… Dù có nhiều ý kiến khác nhau, ông là một trong các nghệ sĩ từng được mến mộ bậc nhất của miền Nam thời đó. Nhưng ngày 30.4.1975, ngay tại Sài Gòn đang thất thủ, với lời kêu gọi các văn nghệ sĩ ở lại, ai di tản là “phản bội đất nước”, Trịnh Công Sơn đã chính thức lộ mặt, và rất nhiều người đã xóa tên ông trong ngăn kéo ưu ái!
Dù vậy người miền Nam vẫn hát nhạc ông. Các ca khúc của ông rất hay nếu ai đã từng nằm trong các hoàn cảnh đầy súng và máu, ví dụ các bài hát về Mậu Thân, hay “Đại bác ru đêm” khi ngày đó, các đô thị miền Nam luôn nằm trong tầm pháo kích của Việt cộng. Tôi thỉnh thoảng vẫn nghe các “ca khúc da vàng” của ông và cá nhân tôi cho rằng nó giá trị nhứt của Trịnh Công Sơn, (còn các ca khúc về hiện sinh, thiền... thì giờ thấy nó bá láp), nhưng oái ăm thay, đến giờ tập "ca khúc da vàng" vẫn còn bị nhà cầm quyền cấm phổ biến.
Trong khi đó, tên tuổi ông bị các nhân vật phía Bắc lợi dụng triệt để, nổi bật nhứt xưa kia là ca sĩ Hồng Nhung và mấy cây bút trên báo. Có thể thấy người miền Nam yêu nhạc TCS thường nói về cảm nhận, còn người Bắc ưa phân tích cái “sâu xa”, và đặc biệt một số người ưa nói về mối quan hệ với ông (hoặc lảm nhảm "nhạc Trịnh") như một cách làm sang!
Với tôi, người Việt là một, không kỳ thị, nhưng do những biến động lịch sử nên sự phân biệt văn hóa Bắc- Nam là rõ ràng, và nó nằm ở thành phần chịu ảnh hưởng của 2 nền văn hóa đó. Vì vậy Bắc- Nam đây là khái niệm văn hóa chính trị, không phải nói về địa lý.
Cá nhân tôi, hiện nay ngoài đời hay trên fb này, tôi có rất nhiều bạn bè thân quý là người Bắc, và tôi quí mến họ như tôi quí mến bạn bè Nam kỳ, Trung kỳ của mình.
Nguyễn Đình Bổn
Không có nhận xét nào