TẬP CẬN BÌNH CHUẨN BỊ “ĐI MỸ” Trong những ngày qua chúng ta tập trung vào các vấn đề đối nội thì nay trở lại với các vấn đề đối ngoại. Như t...
TẬP CẬN BÌNH CHUẨN BỊ “ĐI MỸ”
Trong những ngày qua chúng ta tập trung vào các vấn đề đối nội thì nay trở lại với các vấn đề đối ngoại.
Như trong bài phỏng vấn Tập Cận Bình ngay sau khi Trung Quốc “phong tỏa” Thị Tứ chúng ta đã dự báo, Canada đã hoãn phiên điều trần dẫn độ công chúa Hoa Vi qua Mỹ. Khối đồng minh, nhất là Mỹ cần tìm ra đối sách hợp lý để hỗ trợ các đồng minh Biển Đông lúc này một khi giải pháp quân sự chưa đến lúc phải diễn ra nhưng cần đối phó với trò chơi tàu cá của Trung Quốc.
Việc phong tỏa Thị Tứ và tàu cá Quảng Ngãi của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chìm khi đó là một thông điệp mà Tập muốn gửi đến Trump trước cuộc gặp thượng đỉnh tới đây.
Bên cạnh việc dằn mặt trên Biển Đông thì Trung Quốc cũng không ngồi chơi trong đối ngoại. Sau khi tìm ra đối sách “trò chơi tàu cá” để giành ưu thế chiến thuật thì các bước đi ngoại giao để chiêu hồi trở lại các nước Asean được thực thi. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Thái Lan vừa qua và công bố sẽ hoãn dự án ở thượng nguồn sông Mekong. Như một động thái để làm yên lòng Thái Lan, Lào và Myanmar.
Tiếp theo là Malaysia, sau những động thái cứng rắn của thủ tướng nước này với Trung Quốc thì nay đã hoà dịu lại sau khi ông này sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình. Quan điểm hiện nay của Malaysia là vẫn hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhưng giảm dần nợ vay lại và tự chủ hơn về quốc phòng an ninh. Đây là điều mà Việt Nam nên quan sát và học theo.
Thủ tướng Malaysia lo ngại về kinh tế là đúng. Dự án đường sắt mà thủ tướng đời trước của nước này đã vay tiền của Trung Quốc dù chưa triển khai nhưng nước này đã phải bắt đầu trả lãi vay cho Trung Quốc. Việt Nam nên thận trọng trước việc Trung Quốc muốn bao thầu hệ thống đường cao tốc xuyên Việt của Việt Nam. Xác suất phải trả nợ khi đường chưa có mà đi là 99,69%.
Philippin thì rối rắm hơn. Sau một thời gian lâu dài là đồng minh của Mỹ thì dưới thời kỳ Duterte có sự chuyển hướng về Trung Quốc, nhưng thời gian chưa đủ để chính phủ nước này “thay máu”, nên giờ mạnh ai nấy nói theo hướng của mình.
Phức tạp nhất và ảnh hưởng domino nhất đến Việt Nam là Thái Lan. Tuy hai nước cách nhau một nước là Campuchia, nhưng hiệu ứng Domino là có. Vì Việt Nam đã có xu hướng ngả theo Mỹ nên Campuchia lo lắng. Nếu Mỹ thắng ở bàn cờ Thái Lan thì Campuchia phải tìm lối đi uyển chuyển một khi nằm giữa hai bên. Dù có Trung Quốc ủng hộ nhưng núi cao hoàng đế xa, Campuchia hướng về Đông nằm giữa 2 ông hướng về Tây thì cũng không thể ngủ ngon.
Bầu cử Thái Lan sắp đến và chính trường đang nóng dần lên. Để giữ ổn định bên trong, toà án Hiến pháp Thái Lan vừa tuyên bố giải tán đảng Raksa Chat vì đề cử cựu công chúa hoàng gia làm thủ tướng.
Thủ tướng quân sự cầm quyền hiện nay của Thái Lan, Chan-Ocha, đã lộ ra tham vọng chính trị dù khi đảo chính dòng họ Thaksin thì ông dựng ngọn cờ ái quốc. Đến giờ ông đã muốn làm thủ tướng suốt đời. Năm nay 66 tuổi, ông có 15-20 năm phía trước.
Đảng Phalang Phacharat của ông này vì chưa chắc chắn sẽ giành ưu thế để giữ ghế thủ tướng cho ông sau bầu cử, nên nếu mất ghế thủ tướng, có khi một kịch bản đảo chính khác sẽ lại tiếp tục. Từ tháng 10/2018, Chanocha đã bắt đầu tạo tài khoản cá nhân trên Facebook,Instagram,Twitter. Chanocha có hơn 538.000 followers trên facebook, 140.000 trên Instagarm và 36.000 trên Twitter. Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nếu có ý muốn làm thêm nhiều nhiệm kỳ nữa, có lẽ ông nên tạo Facebook như Chan-Ocha.
Có lẽ Campuchia sẽ là nước trông mong Thái Lan xáo trộn về đối nội nhiều nhất để nước này chậm trễ trong việc hướng ra bên ngoài.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc muốn làm rối khối “Nato Châu Á” bằng việc ủng hộ Pakistan gây chiến với Ấn Độ. Việc Ấn Độ ngỏ ý thuê tàu ngầm hạt nhân và được Nga đồng ý cho thuê tại thời điểm này cho thấy mối tình Putin-Tập Cận Bình đã không còn mặn nồng như trước đây. Việc Kim Jong Un hủy bỏ việc gặp Tập Cận Bình sau khi rời Việt Nam nhưng chuẩn bị đi gặp Putin càng cho thấy liên minh Nga-Trung đang có dấu hiệu rạn nứt.
Tập Cận Bình có một hành trang như vậy để đi gặp Trump. Bối cảnh khu vực, quốc tế...khó đoán và chính phong cách của Trump cũng khó đoán nên giới quan sát đến lúc này khó dự đoán gì về kết quả Trade War.
Trump đã dịu giọng về đàm phán thương mại nhưng điều này chẳng cho thấy cái gì cả. Tập và Trump vẫn vác gậy phang nhau dù là hai người bạn lớn của nhau.
H.M
Không có nhận xét nào