VÌ SAO CÁC ĐẠI GIA LIÊN TỤC THOÁI VỐN BÁN CỔ PHẦN? MỘT LÀN SÓNG THÁO CHẠY CỦA GIỚI ĐẠI GIA VÀ QUAN CHỨC TRƯỚC KHI CON TÀU KINH TẾ CỦA VIỆT N...
VÌ SAO CÁC ĐẠI GIA LIÊN TỤC THOÁI VỐN BÁN CỔ PHẦN? MỘT LÀN SÓNG THÁO CHẠY CỦA GIỚI ĐẠI GIA VÀ QUAN CHỨC TRƯỚC KHI CON TÀU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM CHÌM HẲN
Minh Ho (1/Mar/2019)
Việc tỷ phú Phạm Nhật Vượng rời ghế chủ tịch HĐQT của Vinhome đã gây ra một dấu hỏi lớn đối với dư luận vì Vinhome hiện chiếm đến 70%- 80% cổ phần của tập đoàn Vingroup. Trước ông Vượng một loạt các đại gia của Việt Nam như gia đình bầu Kiên cũng thoái vốn khỏi VietBank, bà Ngọc Lan vợ ông Kiên xin từ nhiệm khỏi vị trí chủ tịch HĐQT. Công ty CK Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng con ông Dũng cũng bất ngờ thoái sạch vốn tại Savimex. Gia đình ông Trần Hùng Huy chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB cũng bất ngờ thoái vốn khỏi ACB và không còn là cổ đông của ngân hàng này nữa. Cuối năm ngoái, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương bà Hồ Thị Kim Thoa đã bán gần hết cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của Điện Quang.
Cũng giống như Trung Quốc làn sóng tháo chạy của giới đại gia và quan chức của VN ngày càng tăng về số lượng. Tháo chạy khỏi VN là một phong trào xuất hiện cách đây hàng chục năm. Giờ tháo chạy ở VN đã trở thành xu thế càng lúc càng mạnh mẽ và lan rộng từ giới đại gia, quan chức, doanh nhân trí thức đến các Đảng viên trong hệ thống công quyền của VN. Tình trạng người Việt tìm đủ mọi cách lũ lượt dắt díu nhau bỏ xứ ra đi là vì họ cảm thấy bất an về đủ mọi mặt. Những trí thức giỏi không muốn quay về VN làm việc, những doanh nhân thành đạt muốn ra đi và một bộ phận không nhỏ các cán bộ Đảng viên đang đương chức hoặc về hưu cũng tìm cách định cư ở nước ngoài là bằng chứng VN không còn là nơi đáng sống.
Nền” kinh tế thị trường định hướng XHCN” chính là sản phẩm quái thai của “Chủ nghĩa tư bản hoang dã” hay còn được gọi là “chủ nghĩa xã hội thân hữu”. Bản chất của nó là các “nhóm lợi ích” đã trở thành” tư bản đỏ”thao túng quyền lực và lũng đoạn các chính sách, tạo ra bất ổn vĩ mô, làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia, gây ra thảm họa môi trường, đẩy đất nước đến hỗn loạn mất chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.
Các nhóm lợi ích tranh nhau vơ vét, chia chác mọi thứ làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. “Ăn không từ một thứ gì”. Hết nạc họ vạc đến xương. Sau khi đã ăn hết dầu khí, than, thủy điện, bauxit, vonfram…họ tìm cách ăn nốt cát nhiễm mặn. Họ thâu tóm “đất vàng”, cướp đất của người dân với giá đền bù rẻ mạt đẩy hàng triệu dân oan vào cảnh màn trời chiếu đất, nông dân mất đất canh tác.
‘Còn Đảng còn mình” hay chuẩn bị tháo chạy
Có một nghịch lý đang diễn ra là từ ngày ông Nguyễn Phú Trọng mạnh miệng khẳng định rằng tự do, dân chủ ở VN “đến thế là cùng” và rằng “vị thế của VN” trên Thế Giới chưa bao giờ được như hiện nay thì làn sóng tháo chạy khỏi VN càng lúc càng mãnh liệt.
Năm 2017 báo chí VN công bố theo thống kê của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) Việt Nam là một trong mười quốc gia thuộc Châu Á- Thái Bình Dương dẫn đầu về số lượng người bỏ xứ ra đi. Ước tính mỗi năm có khoảng 100 ngàn người Việt rời khỏi VN mang theo hàng chục tỷ đô ra nước ngoài dưới dạng đầu tư đã tăng vọt. Chỉ tính riêng loại visa EB5 từ 6418 năm 2014 đã tăng vọt lên 17.662 suất năm 2015. Đến nay VN có khoảng gần 30 ngàn du học sinh ở Mỹ trong đó đa số là con em các gia đình quan chức trung cấp và cao cấp. Hồ sơ Panama tiết lộ VN có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài chủ yếu tại các “thiên đường trốn thuế”. Ngoài dòng tiền đầu tư chính đáng ở nước ngoài còn dòng tiền đầu tư “bất hợp pháp” đi theo dòng người di cư trong đó có nhiều triệu phú là quan chức đã có sẵn kế hoạch bỏ chạy một khi bị truy cứu trách nhiệm. Đến nay đã có khoảng 92 tỷ đô đã chuyển bất hợp pháp ra khỏi VN.
Theo Wikileaks (6/1/2017), có khoảng 65% quan chức cấp cao đã có kế hoạch chạy khỏi Việt Nam (một khi có biến). Như đã thành thông lệ, khi có quan chức tham nhũng nào bị “sờ gáy”, là lại nghỉ phép trốn ra nước ngoài “chữa bệnh” (không biết bệnh gì). Kèm theo dòng người di cư là dòng vốn đi theo. Chỉ tính riêng năm 2015, đã có 19 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam. Đó là hiện tượng tẩu tán vốn hay “bỏ phiếu bằng chân”, trước thực trạng của đất nước ngày càng bi đát như hình ảnh con tàu Vinashin đang chìm.
Chỉ cần quan sát dòng người và dòng vốn chạy đi đâu là biết tình trạng đất nước ra sao. Dòng người di cư ngày càng đông, gồm cả doanh nhân, trí thức, và quan chức, là dấu hiệu bất ổn về “chảy máu chất xám” và “tẩu tán vốn”, làm đất nước kiệt quệ. Đó là bi kịch của một quốc gia thiếu dân chủ, bị các nhóm lợi ích thao túng, trì hoãn đòi hỏi cấp bách phải đổi mới thể chế, để họ tranh thủ vơ vét nốt trước khi con tàu đắm.
Minh Ho— với Lisa Jones.
Không có nhận xét nào