Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

BỐI CẢNH BRI

BỐI CẢNH BRI  Trong hai tuần qua hoàng thượng bệnh, chúng ta đã tập trung vào việc phân tích các khả năng đặt ra và nay trở lại với tình hìn...

BỐI CẢNH BRI 

Trong hai tuần qua hoàng thượng bệnh, chúng ta đã tập trung vào việc phân tích các khả năng đặt ra và nay trở lại với tình hình quốc tế.

Những dấu hiệu của hai đoàn đàm phán thương mại Trung-Mỹ đang được cho là “tích cực” để kết thúc Trade War vào tháng 5 tới đây đang ồn ào trên dư luận, nhưng thực tế không đơn giản và nhanh chóng đến vậy. 

Như đã nói lâu nay vấn đề Trung-Mỹ không phải là Trade War và nó chỉ là cái cớ. Trong lúc Trade War đang được cho là tiến tới kết thúc thì Cơ quan tình báo đối ngoại Mỹ CIA lại khơi thêm vấn đề ra. CIA đã ra một cáo buộc là tập đoàn Huawei của Trung Quốc nhận tiền tài trợ từ ủy ban an ninh quốc gia, quân đội Trung Quốc và cơ quan tình báo Trung Quốc. 

Tôi cho là với báo cáo chính thức này của CIA, vụ dẫn độ công chúa Huawei đã dịu xuống sẽ nóng trở lại tới đây và Trade War lại tiếp tục căng thẳng hơn.

Trước khi Trung Quốc khai mạc hội nghị BRI, nước này đã tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân. Trong một diễn biến đáng chú ý là lẽ ra Hải quân Pháp sẽ tham dự thì việc này bị hủy bỏ do Pháp cho tàu chiến đi vào eo biển Đài Loan. Có vẻ nước Pháp vẫn kiên trì đồng hành cùng Mỹ trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương hơn là chùn tay lại sau khi Trung Quốc thọc tay kích động gây rối bên trong nước Pháp một trận tơi bời vừa qua.

Trong một diễn biến khác, truyền thông Trung Quốc cho phổ biến ra những thông tin về hải chiến Trường Sa 1988 bất chấp việc Việt Nam có cử đoàn tham gia lễ kỹ niệm Hải quân của họ. Việc phía Trung Quốc tung ra hình chụp Phó đô đốc Hải quân  Việt Nam Phạm Hoài Nam đứng kế Tập Cận Bình là muốn gửi thông điệp gì ra ngoài ? 

Việc Mỹ kiên trì và thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương lúc này là có lý do của nó. Nếu chúng ta biết rằng tại lễ kỷ niệm Hải quân Trung Quốc cách đây 10 năm (lần thứ 60) chỉ có 29 nước tham gia thì nay đã là 61 nước có đoàn tham dự. 

Mặc dù lần này Trung Quốc gửi ra một thông điệp hoà bình hơn với quốc tế khi bỏ đi phần giới thiệu vũ khí mới, nhưng với ảnh hưởng đến 1/3 thế giới của hải quân Trung Quốc, Mỹ dĩ nhiên có nhiều lý do để e ngại hơn cách đây 10 năm. 

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc mở hội nghị với BRI với 40 quốc gia tham dự. Việc Mỹ không tham gia hội nghị là một thông điệp của nước này. Đó là với BRI, Mỹ không có nhu cầu đàm phán và thương thảo. Nghĩa là với vấn đề địa chính trị quốc tế, Mỹ phải là số một và không chấp nhận kế hoạch khác của bất kỳ số 2 nào.

Hội nghị BRI kỳ này của Trung Quốc cũng sẽ không suôn sẻ như họ kỳ vọng. Các nước nhỏ trong khu vực Á Đông tuy vẫn tiếp tục quan hệ thương mại với Trung Quốc vì nhu cầu cần thiết của mình, nhưng đang tìm cách thoát khỏi bẫy nợ từ BRI. Những biện pháp mà họ làm là siết chặt quản lý các dự án BRI từ bên trong, và đàm phán với Trung Quốc để giảm nợ bên ngoài. Hoặc kêu gọi đầu tư từ Ấn Độ để cân bằng ảnh hưởng.

Về phía khu vực Châu Âu, Trung Quốc cũng đang bất lợi. Trong tuyên bố chung của hội nghị 16+1 gồm TQ và 16 nước Trung-Đông Âu diễn ra tại Croatia vào đầu tháng 4/2019 nói rằng: TQ phải tuân thủ các nguyên tắc chính của EU nếu muốn mở rộng ảnh hưởng tại Trung-Đông Âu, các nguyên tắc chính gồm: không phân biệt đối xử và tạo sân chơi bình đẳng cho các công ty, tôn trọng 3 trụ cột của Liên Hiệp Quốc: hoà bình và an ninh, nhân quyền, sự phát triển chung. 

Nếu tuyên bố lần trước của hội nghị 16+1 này không có 3 nội dung trên mà lần này có cho thấy một sự yếu thế của Trung Quốc. Cũng có nghĩa là khu vực Châu Âu đã cảnh giác hơn.

Trong bối cảnh trên, hội nghị BRI của Trung Quốc khai mạc và nhìn tổng thể, tôi cho là sẽ khó khăn hơn với họ trong chiến lược lớn sắp tới đây.

H.M



Không có nhận xét nào