NỀN "GIÁO DỤC" CỦA VC Nhớ có lần trong một stt viết về những ngày còn cắp sách đến trường, tôi có nói tôi yêu hình ảnh một cô giáo...
NỀN "GIÁO DỤC" CỦA VC
Nhớ có lần trong một stt viết về những ngày còn cắp sách đến trường, tôi có nói tôi yêu hình ảnh một cô giáo với một đàn học trò nhỏ trong lớp học; hình ảnh một phụ nữ, vừa là cô giáo, vừa như là mẹ, luôn là một hình ảnh đẹp đẽ, và cảm động trong tôi.
Hình ảnh một người phụ nữ "vừa là cô, vừa như là mẹ" không còn nữa sau 30 tháng 4, 1975. Cô giáo bây giờ (may là chưa phải tất cả) "vừa là đồ chơi cho quan VC, vừa là ác mẫu của học sinh".
Trước năm 1975, người dân miền Nam kính trọng, yêu quý những người làm công việc giáo dục. Họ được yêu quý, kính trọng vì họ xứng đáng. Họ có tư cách, có lòng tự trọng.
Còn bây giờ, trong lớp học thầy trò đánh nhau như kẻ thù, chừi rủa nhau như đám bán tôm bán cá ngoài chợ. Thầy ngủ với nữ sinh để nâng điểm cho lên lớp. Cô giáo ngủ với xếp để được vào "biên chế". Cô giáo hành hạ, đánh đập học trò bầm mắt, tím mặt. Cô giáo phục vụ cho quan VC trong quán karaoke đèn mờ... Những việc trên đây không phải chỉ lâu lâu mới xảy ra, mà xảy ra thường xuyên, liên tục...
Và kinh khủng nhất là, tập thể những người làm công việc giáo dục ở VN, đa số đều im lặng, nhắm mắt làm ngơ, không hề lên tiếng. Họ im lặng để cho người ta chà đạp...
Nhớ lúc câu chuyện các quan VC bắt các cô giáo đi hầu rượu trong các quán karaoke xảy ra, tôi cứ trông ngóng một phản ứng từ tập thể giáo chức, nói lên lòng phẫn uất của họ. Đại khái như "Các ông cần giải quyết cái lòng lợn của mình thì VN không thiếu gái. Xã hội có xuống cấp, sa đoạ tới tới đâu thì người cầm quyền ít nhất vẫn phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của những người làm công việc giáo dục. Các ông không thể làm nhục chúng tôi như vậy được..."
Nhưng đa số họ đều im lặng. Họ không dám cất lên tiếng nói của lương tri; ngay cả bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, ôn hoà nhất.
Những người làm công việc giáo dục, dạy dỗ, xây dựng thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước phải là những con người tử tế, có phẩm cách của một con người có lương tri, có lòng tự trọng.
Những người làm công việc giáo dục trong một xã hội mà một chút lòng tự trọng còn không có thì xã hội đó không thể nào là một xã hội văn minh.
Ngo Du Trung
Không có nhận xét nào