Đôi lời gởi tổ lái Chinsu. . Trước hết, Cụ Cả Veo có lời khen ngợi dành cho lái chính Masan đã phản ứng cực nhanh, kéo cần lái ngóc tránh đư...
Đôi lời gởi tổ lái Chinsu.
.
Trước hết, Cụ Cả Veo có lời khen ngợi dành cho lái chính Masan đã phản ứng cực nhanh, kéo cần lái ngóc tránh được cú đụng thảm khốc vô đỉnh núi Phú Sĩ tại Nhựt Bổn. Tuy nhiên, do giật mình đánh lái quá nhanh nên lái chính có phần hốt hoảng, đã vãi cứt xuống đầu dân Việt đang ngóc cổ nhìn lên chiêm ngưỡng con tàu bay Chinsu đang lả lướt trên bầu trời, vượt mọi đối thủ. Đây là sự cố đáng tiếc cần rút kinh cmn nghiệm.
Tiếp đến là tổ lái ngàn "lai" trên không gian mạng. Các bạn cũng có cú giật theo lái chính khá nhịp nhàng, tuy vậy, Cụ Cả Veo vẫn chê các bạn lái lôn cái nhừ ấy. Một số bạn thì đánh lái qua vấn đề tương ớt theo kết quả kiểm nghiệm của Nhựt Bổn công bố axit benzoic (E210) ở mức 0,41g/kg - 0,45g/kg là mức dưới ngưỡng 50% mức cho phép tối đa ở VN. Nghĩa là các bạn dẫn khuyến cáo của FAO rằng 1 người nặng 50kg được phép nạp vào cơ thể 0,25g axit benzoic/ngày, nghĩa là họ có thể ăn tới 560g (hơn 1/2kg) tương ớt Chinsu 1 ngày cũng vưỡn ô con kê. Các bạn ạ, để Cụ Cả Veo chửi cái cho thoải mái rồi nói tiếp: địch mọe các bạn, ngu thế mà cũng leo lên lái được thì đi chết mẹ các bạn hết cả đi.
Vấn đề là tại khoản 2 điều 11 Luật vệ sinh thực phẩm Nhựt Bổn ghi rõ: "axit benzoic không được cho phép sử dụng trong tương ớt". Vì sao ư? Vì sao lại là tương ớt, trong khi các thực phẩm khác ở Nhật vẫn cho phép dùng chất bảo quản E210 & E211? Bởi vì ớt có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần cam, nó đứng đầu bảng về hàm lượng vitamin C trên trọng lượng. Mà hơn 15 năm qua, các nhà khoa học của FDA lẫn của cả Hiệp hội thức uống Mỹ (ABA) biết rõ rằng E210 & E211 và axit ascorbic (VitaminC) có trong nước ngọt có khả năng phản ứng với nhau để hình thành benzen, chất gây ung thư.
Nói đến đây thì cần phải lôi luôn cái tổ lái truyền thông, mượn lời phỏng vấn các vị tiến sỹ học vị đeo đầy cổ trấn an rằng: việc lo ngại axit ascorbic (VitaminC) có trong ớt với hàm lượng cao tác dụng với E210 & E211 tạo ra chất gây ung thư benzen là điều gần như không thể xảy ra, nếu có cũng không đủ hàm lượng gây ung thư.
Ôi cái định mệnh các bạn tổ lái đéo có bằng lẫn có bằng. Nó khó xảy ra hay không thì hãy tham khảo quan điểm của Glen lawrence (thuộc FDA, người nghiên cứu tương tác giữa axit ascorbic và sodium benzoat từ năm 1990) khi ông phản đối về việc các hãng giải khát bỏ thêm vitamin C vô nước uống: “Không có lý do xác đáng nào để bỏ thêm acid ascorbic vào nước ngọt cả, còn những loại nước nào sẵn có axit ascorbic thiên nhiên (như nước ép trái cây) thì không nên dùng sodium benzoat làm chất phụ gia bảo quản”. Vậy thì các bạn tin ông Glen lawrence có cái đầu độc lập hay tin mấy ông tiến sĩ Việt Nam nghiên cứu toàn bằng cái đầu... gối?
Các bạn định lái người tiêu dùng tin rằng lượng benzen có sẵn trong trong tương ớt do phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình vận chuyển và bảo quản không nhằm nhò gì so với lượng benzen ta hít phải mỗi ngày từ khói thải xăng xe?!!!
Các bạn à, ý các bạn là chúng ta nên chấp nhận thằng móc túi còn hơn gặp thằng ăn cướp? Thật xui xẻo là dân chúng Việt Nam đang phải chịu đựng cùng lúc cả thằng móc túi lẫn thằng ăn cướp. Đã hít phải khói không khí độc hại rồi lại còn ăn đồ độc hại nữa thì thời gian sống cho ra sống còn được bao lâu?
Kết thúc lại, Cụ Cả Veo chửi cái cho thơm loa: địch kụ các bạn, đi chết hết đi!
.
P/s: tham khảo mức benzen chấp nhận được trong nước uống được quy định tùy theo các tổ chức:
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp nhận mức 10ppb.
- Cơ quan quản lý thực-dược phẩm Mỹ (FDA) quy định mức 5ppb.
- Cộng đồng Châu Âu (EU) đặt mức giới hạn chỉ 1 ppb!
Điều đó có nghĩa là hãy tránh xa benzen càng xa càng tốt và đừng tin lời mấy ông tiến sĩ VN toàn nghiên cứu bằng đầu gối nói rằng mức độ ấy chưa nguy hiểm.
Benzen được phân loại như là một chất gây ung thư A1 (xác nhận đối với con người) của chất gây ung thư Hoa Kỳ, Hội nghị Chuyên gia Vệ sinh Công nghiệp Chính phủ Mỹ – (ACGIH) và nhóm 1 bởi cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC).
(ppb: part per billion: phần tỷ)
Vũ Cận
Không có nhận xét nào