Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

AI LÀ NGƯỜI SẼ GÂY CHIẾN ?

AI LÀ NGƯỜI SẼ GÂY CHIẾN ? Tháng 11/ 2017 trong chuyến thăm chính thức Bắc Kinh, tổng thống Donald Trump khoe với chủ tịch Tập Cận Bình  1 đ...

AI LÀ NGƯỜI SẼ GÂY CHIẾN ?

Tháng 11/ 2017 trong chuyến thăm chính thức Bắc Kinh, tổng thống Donald Trump khoe với chủ tịch Tập Cận Bình  1 đoạn clip cháu ngoại 6 tuổi của mình hát và đọc thơ bằng tiếng Quan thoại.

Năm 2017, một điều tra cho thấy có đến 227 ngàn học sinh Mỹ đang học tiếng Trung. Phía bên kia, du học sinh TQ chiếm tới 30% số lượng sinh viên trên toàn thế giới đến học tập tại Hoa Kỳ, các trung tâm dạy tiếng Anh ở TQ luôn trong tình trạng quá tải.

Không ai có thể dự đoán là hai nước sẽ ở vào tình trạng “chiến tranh lạnh” nhanh đến như vậy.

Bên nào mới là người thúc đẩy tình trạng căng thẳng ?

Từ thời Nixon, chính sách của 8 đời tổng thống Mỹ tiếp theo là mong muốn xây dựng mối quan hệ giữa 2 cường quốc, lợi nhuận thương mại là điều quan trọng nhất của Bắc Kinh với Washington kể từ Đặng Tiểu Bình, cả hai bên đều hiểu rằng cả Mỹ và TQ đều hưởng lợi từ quan hệ thương mại và có thể nhượng bộ trong những lĩnh vực khác cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Năm 2010 TQ vượt Nhật Bản chiếm vị trí thứ 2, thuật ngữ “Chimerica” ra đời, đó là giấc mơ của các “Trí thức tự do” trên khắp thế giới. Họ cho rằng, khi Washington và Bắc Kinh có mối quan hệ kinh tế tích cực, cùng nâng cao vị thế của họ tới vô cùng, cả hai xã hội cùng thịnh vượng, nhiều cơ hội sẽ mở ra. Trong xã hội đó, mọi người sẽ thích hoạt động thương mại hơn là xâm lược, tiêu thụ hàng hóa hơn là sử dụng pháo hạm….

 Thì ra, các học giả cũng như các lãnh đạo TQ luôn bị ám ảnh bởi cái “ Bẫy Thucydides”, họ luôn lo sợ rằng chiến tranh nóng sẽ nổ ra khi một cường quốc mới trỗi dậy đe dọa vị thế của cường quốc cũ, một tư duy đã quá lỗi thời trong một thế giới ngày càng tiến tới nhân bản. Ngay từ thời Đặng Tiểu Bình, TQ đã áp dụng chiến thuật “thao quang dưỡng hối”- náu mình chờ thời và chuẩn bị chiến tranh khi hiện đại hóa quân đội. Có 2 ví dụ mà TQ không chịu tham chiếu, đó là Liên Xô, có thể coi đây là  đối thủ của Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 20 nhưng chiến tranh nóng cũng không xảy ra, quan hệ thương mại của Mỹ và Liên Xô cực kỳ nhỏ, tổng sản phẩm buôn bán giữa 2 nước chỉ đạt 2 tỷ dollar vào năm 1987. Và Nhật Bản, cũng từng được dự đoán là sẽ vượt Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, thâm hụt thương mại hai bên nghiêng về Nhật Bản hàng trăm tỷ dollar, nhưng chiến tranh cũng không xảy ra bởi Nhật và Mỹ là 2 đồng minh chính trị trung thành.

Tham vọng bá quyền ẩn sau chiến lược “Made in China 2025” của Tập Cận Bình chính là cái ngòi để nổ ra căng thẳng hiện nay. Lãnh đạo Trung cộng cho rằng của cải và giàu có là không đủ, “bình thiên hạ” mới là ước mơ ngàn đời của nòi Hán, chưa bao giờ họ từ bỏ. Có thể thấy, Tập có thể chọn chiến tranh khi mà truyền thống chính trị của quốc gia này là xuất khẩu bất ổn ra ngoài biên giới. 

Tương lai nào cho TQ ? 

Theo một điều tra của The Economist, các học giả Mỹ cho rằng kịch bản tốt nhất cho xung đột này là TQ có thể nhìn lại trật tự toàn cầu và tìm kiếm vai trò lãnh đạo thay vì sắp xếp lại trật tự đó.

Các học giả TQ thì cho rằng tốt nhất là nước Mỹ hãy vượt qua sự sợ hãi của chính mình một cách lịch sự hơn. TQ hy vọng Mỹ sẽ học được cách khiêm nhường để chấp nhận vai trò của TQ và đủ khôn ngoan để tránh kích động của TQ ở “sân sau” của mình.

Vậy là rõ, tương lai của TQ sẽ rất đen tối.

Ngô Nhật Đăng




Không có nhận xét nào