Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỐI THOẠI SHANGRI LA

ĐỐI THOẠI SHANGRI LA Ngày 31/05 đến ngày 02/06/2019 năm nay sẽ diễn ra Đối thoại Shangri La thường niên tại Singapore.  Có hai sự kiện quan ...

ĐỐI THOẠI SHANGRI LA

Ngày 31/05 đến ngày 02/06/2019 năm nay sẽ diễn ra Đối thoại Shangri La thường niên tại Singapore. 

Có hai sự kiện quan trọng trong đợt này. Đó là việc Trung Quốc sẽ cử phái đoàn quân sự cấp cao, đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Nguỵ Phương Hoà tham dự. Phía Mỹ cũng có cấp tương đương là Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm Patrick Shanahan tham dự. Trước khi dự đối thoại, ông Shanahan sẽ thăm Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là các nước có sức mạnh quan trọng tại châu Á và ảnh hưởng nhiều với các nước nhỏ ADMM+.

Khác với mọi năm, tự cho là mình đã mạnh và bá quyền trên Biển Đông nên Trung Quốc không cử lãnh đạo quân sự cấp cao tham gia để đối thoại với các nước nhỏ. Nghĩa là “anh chỉ nói chuyện với các chú bằng tàu cá và nắm đấm”.  

Năm nay Trung Quốc phải lo ngại nên chủ trương tham gia Đối Thoại lần này để lôi kéo các nước nhỏ hơn trong Asean. Hơn lúc nào hết, Trung Quốc cần nhiều nước nhỏ đứng về phía mình để Mỹ phải mềm lại, ít nhất là mềm lại ở Biển Đông. Nếu không giành được ghế đại ca toàn cầu của Mỹ thì ít nhất phải giữ được tư thế đại ca Châu Á.

Ngược lại với Trung Quốc, Mỹ thường cử đoàn quân sự cấp bộ trưởng tham dự Đối thoại để chứng tỏ họ tôn trọng các nước nhỏ. Năm nay ngoài việc tham gia đối thoại và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bên lề, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới.

Các thông báo của Mỹ về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tại các kỳ đối thoại trước đến lần đối thoại này ngày càng cho thấy lập trường nhất quán và sâu sắc thêm của Mỹ. Từ duy trì sức mạnh gián tiếp qua các cuộc tuần tra hàng hải tại Biển Đông đến việc vừa qua Hải quân Mỹ chính thức tuyên bố sẽ đáp trả quân sự với hình thức “chiến tranh tàu cá” của Trung Quốc là một bước tiến về bảo hộ đồng minh nhỏ trong khu vực một cách hiệu quả và đi vào thực chất.

Nếu Trump cho thấy ông hay dùng những bài bản đàm phán rối rắm và đôi khi gây phản ứng từ các đồng minh lớn trên thế giới thì với các đồng minh nhỏ tại Biển Đông lại nhất quán và giúp đỡ nhanh lẹ. Từ việc Tư lệnh Bộ tư lệnh Indo-Pacific nhanh chóng thăm Philippin khi Thị Tứ bị bao vây cho đến việc cố vấn Bolton của ông tiếp chính thức quan chức phụ trách an ninh Đài Loan thể hiện một cam kết nhất quán và tôn trọng với các đàn em nhỏ yếu. 

Điều đó cho thấy với các đồng minh lớn đã có cam kết lâu dài về chiến lược thì Trump “vừa hợp tác vừa đấu tranh”, hai bên có mâu thuẫn cũng chỉ là “mâu thuẫn chiến thuật”. Với các đồng minh nhỏ dễ dao động là “ giúp đỡ nhanh lẹ” để duy trì lòng tin chiến lược. Trump là tỷ phú lâu năm, ông hiểu cách chơi của người giàu với người nghèo. Đó là “không nên kẻ cả” và giúp đỡ kịp thời. 

Điều này càng khẳng định thêm khi chuyến thăm của ngoại trưởng Phạm Bình Minh sang Mỹ vừa qua thì Mỹ đã hoãn lại việc đưa VN vào danh sách “thao túng tiền tệ”. Nhưng kiểu chơi này của Trump cũng thể hiện một thông điệp “các chú nhỏ anh nhiệt tình giúp đỡ, nhưng hứa mà không làm là anh giết”.

Đây là lợi thế quan trọng của Mỹ tại Đối thoại Shangri La kỳ này.

Việc Đài Loan công khai tập trận đặt tên là “Tập trận chống Trung Quốc xâm lược” cho thấy một phần chính sách quân sự của Mỹ sẽ trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc và Đài Loan dựa vào đó để lớn tiếng. Trung Quốc đang lo ngại một xu hướng như vậy sẽ lan tràn qua các nước nhỏ trong vùng nên cử cấp cao dự đối thoại để chứng tỏ là “anh sẽ lắng nghe các chú hơn xưa”. 

Từ lâu các nước Asean nhìn vào cách Trung Quốc ứng xử với Việt Nam để qua đó nhìn lại mình. Điều này thì rõ ràng là Trung Quốc mất điểm. Vì quan hệ Việt-Trung và quan hệ hai đảng cộng sản anh em mà Việt Nam nhiều lần nín nhịn, thậm chí có lúc “nghe lời Trung Quốc mà phớt lờ Campuchia”. Nhưng kết quả cũng không được yên với Trung Quốc. 

Nên e rằng sự xuống nước kỳ này của Trung Quốc đã muộn. 

Trung Quốc cũng biết thái độ của Việt Nam tại Shangri La lần này rất quan trọng cho hình ảnh Trung Quốc với các nước nhỏ nên trước Đối Thoại đã sang thăm Việt Nam. Hình thức là ký tiếp một số nội dung hợp tác quốc phòng song phương nhưng tôi thấy cũng không quan trọng và bức thiết lắm. Cái cần gấp hơn bên trong là tác động vào thái độ của đoàn Việt Nam tại Đối thoại để có lợi cho mình. 

Cái khó của Việt Nam trong đối đầu Trung-Mỹ là chưa đánh giá được nó sẽ đi về đâu và dừng lại ở mức nào nên tuy bên trong đã đặt cửa vào Mỹ nhưng vẫn cần mềm mỏng bên ngoài với Trung Quốc. Việc đoàn Trung Quốc vừa qua thăm VN đã chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nhưng không gặp Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vì ông”còn bệnh” hoá ra lại hay cho đảng CSVN lúc này.

Tốt nhất là trước chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (nghe đồn là tháng 8/2019), ông tránh không gặp các nước có ảnh hưởng quan trọng trong ván cờ Trung-Mỹ là điều tốt cho VN.

Đối thoại Shangri La năm nay sẽ rất quan trọng vì bối cảnh diễn ra được đặt trong đối đầu Trung-Mỹ đã sát bờ vực chiến tranh hơn.

H.M










Không có nhận xét nào