Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SÁU LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN ĐƯỜNG SẮT BẮC - NAM

Lời giải số 1 - nhân sự - vẫn là cốt lõi. Nếu cứ theo cách cũ, tuân thủ “ định lý”: “rằng ủy viên trung ương đảng làm làm bộ trưởng”, thì kh...

Lời giải số 1 - nhân sự - vẫn là cốt lõi. Nếu cứ theo cách cũ, tuân thủ “ định lý”: “rằng ủy viên trung ương đảng làm làm bộ trưởng”, thì không thể thoát khỏi tụt hậu.

SÁU LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN ĐƯỜNG SẮT BẮC - NAM 

1. Đường sắt Bắc – Nam (ĐSBN) là tuyến vận tải cột sống của đất nước. Biết đầu tư đúng thì lợi ích vô cùng to lớn mà hàng không và đường bộ “không có cửa” để so sánh. Thế nhưng hơn 40 năm từ khi thống nhất, các đời bộ trường bộ GTVT đã ngủ quên, để đường sắt lạc hậu gần như nguyên xi như thời người Pháp mới xây dựng hơn 100 năm trước.

2. Chi phí cho ĐSBN là rất lớn – dự toán khoảng 58,7 tỷ USD, trong đó chí phí xây dựng và thiết bị là 43,3 tỷ USD, giải phóng mặt bằng 2,23 tỷ USD, chi phí quản lý tư vấn 4,3 tỷ USD… với 80% vốn đầu tư từ nhà nước. Với thực tế thất thoát trong xây dựng cơ bản ở Việt Nam nhiều năm qua dao động trong khoảng 30%- 70%, thì từ đó mà lo cho chất lượng ĐSBN, mà lo cho giá thành ĐSBN, mà lo cho gánh nợ dồn lên đời con cháu. 

3. Cho nên, lời giải số 1 cho ĐSBN là lời giải về nhân sự. Tìm một ông bộ trưởng bộ GTVT giỏi, liêm chính, thì ĐSBN đỡ hoang phí cả chục tỷ USD. Thực tiễn hoạt động của bộ GTVT các năm qua chứng minh,  trình độ lãnh đạo đã yếu kém lại còn tư lợi, nên bị kỷ luật chỉ là chuyện nhỏ, phá hoại mới là chuyện lớn. Mọi người có thể tự tìm hiểu thông tin minh chứng để tránh là cho bịa đặt. 

Như truyền thông hôm nay đã đưa tin, tập đoàn Huyndai muốn tham gia đầu tư ĐSBN. Tiếp lãnh đạo tập đoàn Hyndai chiều ngày 30/5/2019, thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết:  “Việt Nam đang huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với nhiều hình thức đầu tư. Thứ trưởng đề nghị Hyundai chia sẻ kinh nghiệm trong việc lập, triển khai và thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư PPP. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tham khảo, xây dựng được giải pháp đầu tư dự án phù hợp với quốc tế và tham mưu với Chính phủ trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách PPP” (Vnexpress 31/5/2019). 

Biết rằng, không ai có thể giỏi tất cả, nhưng từ việc “thu giá” cho đến BOT, cho đến “đề nghị chia sẻ kinh nghiệm”, thì biết trình độ lãnh đạo của bộ GTVT nằm ở tầm nào rồi. Và nếu cứ tiếp tục để các ông “thu giá” và “đề nghị chia sẻ kinh nghiệm” này lãnh đạo bộ GTVT thì tai họa không thể tránh khỏi. 

4. Lời giải số 2 cho ĐSBN là thuê thiết kế, thuê tư vấn giám sát, thuê lãnh đạo tổng thầu, thuê chuyên gia thi công chủ chốt, mua thiết bị ngoại xịn, tự làm. 

Khi người Pháp xây dựng đường sắt, thì việc xây dựng đường sắt cơ bản cũng là do người lao động Việt Nam thực hiện. 

5. Lời giải số 3 cho ĐSBN là ưu tiên lựa chọn công nghệ châu Âu. Các nước Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Thụy Điển có nghành đường sắt rất phát triển, thuận tiện, hiện đại, đẹp, tiện nghi… Không học họ thì học ai. Chọn công nghệ châu Âu không chỉ tiên tiến hiện đại, mà còn tránh được tai họa hối lộ - với xác suất lớn hơn đến từ các nước châu Á. 

6. Lời giải số 4 cho ĐSBN là làm từng công đoạn với công nghệ mở, độc lập, nhưng dễ dàng liên kết thống nhất với nhau dù công nghệ các đoạn có thể khác nhau. Điều nay cho phép thi công độc lập từng cung đường với các công nghệ khác nhau. Chẳng hạn quãng Hà Nội –Vinh, TP HCM – Nha Trang, Đà Nẵng – Quy Nhơn, có thể thi công cùng lúc hoặc khác thời gian, với các công nghệ khác nhau, nhưng lại kết nối thống nhất. Làm cho tiến độ được đẩy nhanh, theo giai đoạn mà không lạc hậu, nhiều công nghệ mới đến từ nhiều nước, nhiều nguồn mà không xung khắc. 

7. Lời giai số 5 cho ĐSBN là đề nghị cụ thể về tác nghiệp. Đàm phán với chính phủ một trong các nước châu Âu, có nền đường sắt tiên tiến. Đề nghị tài trợ tài chính cho thiết kế, giám sát thi công, và tài trợ chuyên gia tham gia thi công. Một trong số các nước ưu tiên lựa chọn hàng đầu là Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển. 

8. Lời giải số 6 cho ĐSBN là lời nguyền: Không sử dụng công nghệ, thiết bị, tài chính, chuyên gia, nhà thầu từ Trung Quốc – dưới mọi hình thức, gián tiếp hay trực tiếp. 

Trong sáu lời giải trên, lời giải số 1- nhân sự - vẫn là cốt lõi. Nếu cứ theo cách cũ, tuân thủ “ định lý”: “rằng ủy viên trung ương đảng làm làm bộ trưởng”, thì không thể thoát khỏi tụt hậu. 

Vì Việt Nam hùng cường, nhất thiết phải chấm dứt sử dụng cái “định lý” lạ lùng này.

Nguyễn Ngọc Chu




Không có nhận xét nào