ĐẤT HIẾM THẬT SỰ KHÔNG HIẾM. CHỈ LÀ DO THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI ĐÃ CHO PHÉP TRUNG QUỐC HY SINH MÔI TRƯỜNG ĐỂ SẢN XUẤT ... ĐẤT HIẾM. Đất ...
ĐẤT HIẾM THẬT SỰ KHÔNG HIẾM. CHỈ LÀ DO THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI ĐÃ CHO PHÉP TRUNG QUỐC HY SINH MÔI TRƯỜNG ĐỂ SẢN XUẤT ... ĐẤT HIẾM.
Đất hiếm là nguyên tố không thể thiếu của ngành công nghiệp điện tử, đây cũng là thứ tài nguyên được khai thác rất nhiều tại Trung Quốc bằng một quá trình độc hại, ảnh hưởng vô cùng nặng nề tới môi trường.
Các kim loại đất hiếm là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười lăm nguyên tố của nhóm Lantan và trái ngược với tên gọi (loại trừ promethi), có hàm lượng lớn trong Trái Đất.
Công dụng của đất hiếm :
- Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
- Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng
- Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng
- Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
- Dùng chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình
- Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
- Dùng làm vật liệu siêu dẫn
- Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
- Được ứng dụng trong công nghệ laser.
Đất hiếm có trong đất. Đất có đất hiếm thì nằm tại Trung Quốc, Mỹ (chủ yếu tại California), Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Nga, Thái Lan và Việt Nam. Trữ lượng toàn cầu ước tính 120 triệu tấn.
Suốt nhiều thập kỷ, Mỹ đứng đầu trong sản lượng đất hiếm. Tới thập niên 80, Trung Quốc đề ra một loạt chính sách mới, tìm cách tận dụng triệt để lượng đất hiếm dồi dào của địa phương. Thời điểm hiện tại, nhiều báo cáo cho thấy Trung Quốc chiếm 90% tổng sản lượng đất hiếm toàn cầu.
Năm 2018, Trung Quốc lấy lên 120.000 tấn đất hiếm, khoảng 71% tổng lượng đất hiếm khai thác được trên Trái Đất.
Thật ra, đất hiếm không hiếm.Vấn đề phức tạp nằm ở quy trình sản xuất đất hiếm mà bảo vệ được môi trường sống của con người. Sản xuất đất hiếm thuần tuý (độ tinh khiết đòi hỏi nhiều khi lên đến 99,9999%) từ đất mỏ có trộn lẫn nhiều loại khoáng chất, bao gồm nhiều công đoạn rất ô nhiễm, độc hại – kể cả nguy cơ nhiễm phóng xạ do nhiều mỏ có các chất phóng xạ (thorium, uranium). Chi phí sản xuất dĩ nhiên càng cao khi xã hội càng đòi hỏi những biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân công. Bởi vậy, quy trình sản xuất đất hiếm tại Mỹ và các quốc gia phát triển khác có chi phí lớn, kiểm soát gắt gao.
Trung Quốc bắt đầu khai thác đất hiếm từ những năm 1980 và loại dần các đối thủ do giá thành rẻ mạt của mình bằng cách sẵn sàng hy sinh môi trường và sinh mệnh của người dân, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn gắt gao về môi trường trong sản xuất đất hiếm.
Sau khi mỏ đất hiếm Mountain Pass ở California, Mỹ, buộc phải đóng cửa từ năm 2002, thế giới ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc. Rất nhanh, Trung Quốc cũng có kế hoạch để tăng cường thống trị của mình trên mặt hàng này, bằng cách xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, giá rẻ dùng đất hiếm, song song với tăng giá nguyên liệu – thậm chí ép các nước Tây phương cung cấp công nghệ cao đó, nếu không sẽ khoá ngay nguồn đất hiếm…
Và dù Trung Quốc làm mưa làm gió trên thị trường đất hiếm bởi sản xuất bẩn và cạnh tranh bất bình đẳng, nhưng một sự thật là: nếu đất hiếm thực sự hiếm thì giá của nó không thể lên xuống và dao động thất thường như thế suốt gần 2 thập kỷ qua.
Vì đất hiếm không hiếm và cũng vì tính chất chiến lược với an ninh địa chính trị mà mặt hàng này đang đòi hỏi chính quyền Mỹ và các nước Tây phương khởi động lại công nghiệp sản xuất và chế biến đất hiếm, dù sao cũng với một ưu thế nhất định về mặt khoa học và công nghệ từ đầu thập kỷ 2010. Đại học Leeds (Anh) cuối năm 2009 cho biết một ê-kip của đại học này, khi nghiên cứu về một quy trình thu hồi oxyd titan (TiO2) từ các phế liệu công nghiệp, đã đồng thời tìm được một phương thức mới để thu hồi các loại đất hiếm có trong đó, một cách đơn giản và ít tốn kém (theo Futura Sciences). Mọi nghiên cứu giúp các nhà sản xuất giảm nhẹ cường độ ô nhiễm và giá thành của công nghệ sản xuất đất hiếm sẽ đẩy nhanh quy trình khởi động lại này…
Bản thân Nhật bản cũng thành lập các viện nghiên cứu và tìm đất hiếm từ đầu thập niên 2010. Cuối năm 2018, mỏ đất hiếm ngoài khơi của Nhật Bản được công bố trên các tạp chí khoa học danh tiếng, với trữ lượng 16 triệu tấn kim loại có giá trị đủ để cả thế giới dùng trong suốt 800 năm tới.
Mỹ từng đi đầu thế giới về sản xuất đất hiếm, Mỹ không thiếu tài nguyên, các trường đại học của Mỹ trong suốt 2 thập kỷ qua vẫn không ngừng nghiên cứu về quy trình sản xuất đất hiếm an toàn và hiệu quả hơn, công ty sản xuất hiếm duy nhất của Mỹ có thể quay lại mở cửa .
Sự độc quyền đất hiếm mà Trung Quốc đang ảo tưởng , đang tự hào có được là do chính quyền hy sinh chất lượng môi trường mà 1,3 tỷ người Trung Quốc đang sống. Đó cũng là do bởi chính quyền độc tài của nước này đang xem đất nước như một trại súc vật.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào