BÁO ĐỨC VIẾT VỀ VINFAST: MUA CÔNG NGHỆ DÂY CHUYỀN TỪ THẬP NIÊN 70. Về ba cái trò lừa bịp của Phạm Nhật Vượng trong màn tự hào sản xuất x...
BÁO ĐỨC VIẾT VỀ VINFAST: MUA CÔNG NGHỆ DÂY CHUYỀN TỪ THẬP NIÊN 70.
Về ba cái trò lừa bịp của Phạm Nhật Vượng trong màn tự hào sản xuất xe hơi tôi đã có bài " Sau Quảng nổ là Vựong nổ" ở dưới bài viết.
Hôm nay thấy Nguyễn Xuân Phúc trơ tráo quảng cáo cho Vinfast "nổ vang trời" nên đành đưa thông tin thêm trên báo Đức .
Hai chiếc xe lạ thường sẽ được giới thiệu tại cuộc triển lãm Paris Motor Show vào thứ ba tới [2/10/2018]: Nó đến từ đất nước mà cho đến nay chưa bao giờ sản xuất ô tô. Với chiếc sedan và SUV mang thương hiệu VinFast, một thông điệp được gửi đến: Đây là thương hiệu xe ô tô đầu tiên của Việt Nam; những chiếc xe đầu tiên được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam.
Nhưng đó chỉ là một nửa sự thật. Bởi vì những chiếc xe này được sản xuất bằng máy móc của Đức. Chúng được chế tạo dựa trên cơ sở nguyên mẫu Đức, một nửa các bộ phận của các công ty Đức, và chúng được lắp ráp bởi những nhân công được đào tạo theo tiêu chuẩn của Đức.
Như vậy, dự án VinFast cũng là một thành công lớn cho nền công nghiệp Đức: Nhà máy của công ty VinFast tại Hải Phòng được coi là dự án công nghiệp lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, nơi có nền kinh tế mới trỗi dậy. Công ty mẹ Vingroup đã đầu tư tổng cộng khoảng 3,5 tỷ USD. Theo thông tin của báo Handelsblatt, phần lớn số tiền này chảy vào các công ty Đức. Phòng Thương mại Đức ở nước ngoài gọi đây là một “dự án hải đăng” của nền kinh tế trong nước Việt Nam.
Các công ty Đức đạt được thành công một cách đáng ngạc nhiên: Ai đi từ Hà Nội đến nhà máy VinFast, đầu tiên là trên những con đường bị tắc và cuối cùng trên một đường cao tốc mới nhưng gần như trống rỗng, hầu như chỉ thấy xe Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản chạy ngược lại. Trong các khu công nghiệp ở đây hầu như cũng chỉ có các hãng xưởng của các công ty châu Á nằm nối tiếp nhau.
Nhập khẩu từ Đức chiếm chưa tới 3%, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Chuỗi phản ứng dây chuyền từ thập niên 1970
Không chỉ có vậy, trong một trung tâm đào tạo ngay tại tổng hành dinh có 200 người Việt Nam đang theo học nghề với văn bằng do Phòng Thương mại Đức ở nước ngoài cấp. Ở cấp độ cao nhất là bằng tốt nghiệp tương đương với thợ cơ khí công nghiệp Đức hoặc thợ cơ điện ô tô.
Dĩ nhiên sức mạnh tổng quát của ngành công nghiệp ô tô Đức cũng là một nguyên nhân giải thích tại sao các công ty Đức lại có thể giành được nhiều đơn đặt hàng như thế. Tuy nhiên sự thành công này cũng là kết quả của một chuỗi phản ứng dây chuyền mà tiếp cận sâu vào ngành công nghiệp có phân nhánh rộng này.
45 phần trăm các bộ phận đến từ các công ty Đức
Trong ngành xe hơi, đây là một cách thức bất thường: “Chúng tôi đang xây dựng theo một cách mới“, ông James Deluca -Tổng Giám đốc VinFast hiện nay, trước đây là Phó Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu của General Motors – cho biết. Hợp đồng cũng bao gồm những chi tiết, ví dụ như động cơ được sản xuất chính xác như thế nào. Tại BMW, họ không muốn bình luận về thỏa thuận này.
Vì nguyên mẫu của chiếc xe là một chiếc BMW, nên không chỉ các kỹ sư cơ khí của Đức, mà cả các nhà cung cấp của Đức cũng được mời tham gia. Theo ông Deluca – Tổng Giám đốc VinFast – có tới 45% các bộ phận đến từ các công ty Đức. Ngay bên cạnh nhà máy chính, nhà cung cấp ZF hiện đang xây dựng một nhà máy với số tiền đầu tư khoảng 18 triệu Euro, như công ty ZF thông báo với tờ Handelsblatt. Đây là nhà máy Nam Đức đầu tiên ở Việt Nam và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 tới.
Lịch trình cho toàn bộ dự án thì rất gấp. Mùa hè năm 2019 những mẫu xe đầu tiên sẽ được xuất xưởng. Tuy nhiên VinFast cũng tiến hành nhanh: Nơi một năm trước còn là bãi biển, thì giờ đã là bãi bồi, những chiếc cẩu đã xây xong các nhà xưởng khổng lồ. Một nghĩa trang cũ đã ngay lập tức được di dời sang một bên, giờ đây những ngôi mộ nằm bên cạnh một nhà máy trông giống như những chai gỗ hình nón của trò chơi bowling bị văng đi tứ tung.
Dương Hoài Linh
SAU QUẢNG NỔ LÀ VƯỢNG NỔ.
Nối tiếp màn Bphone của "Quảng nổ", báo chí xứ mù cũng đua nhau đưa "Vượng nổ" lên mây bằng Vinfast. Đúng là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Nào là "Vừa chính thức ra mắt, chuyên gia quốc tế đã đánh giá VinFast "là đối thủ đáng để ông lớn ô tô thế giới dè chừng", nào là "Thiết kế hiện đại, bản sắc", nào là "Chúng dường như đến từ một hãng ô tô lâu đời chứ không phải chỉ mới thành lập 1 năm".
Nếu mà dễ dàng như thế thì ngành sản xuất xe hơi của Úc đã không sập tiệm cách đây mấy năm .Toyota, Ford, Nissan và Mitsubishi đều từng có nhà máy tại Australia. Tuy nhiên, tất cả đều đã dời đi. Công nghiệp xe hơi tại Australia vì thế đã 'hấp hối' trong những năm trở lại đây.
Bất kỳ sản phẩm gì muốn tồn tại trên thị trường đều phải đảm bảo các yếu tố cạnh tranh sau đây :
- Rẻ.
- Chất lượng cao.
- Đổi mới liên tục.
- Bảo hành uy tín.
- Giá trị thương hiệu .
Để đảm bảo yếu tố "rẻ" thì cái quan trọng nhất là phải "của nhà làm ra". Nghĩa là để sản xuất ra chiếc xe hơi anh phải có :
- Công nghệ luyện kim.
- Các nhà cung ứng thiết bị xe hơi : cấp 1,2 và 3.
- Đội ngũ công nhân kỷ sư lành nghề, cần cù.
Trong khi đó Vinfast có gì : thép phải mua, máy và phụ kiện phải nhập từ Đức , Nhật, mẫu mã do Ý thiết kế. Thương hiệu
là con số 0 tròn trĩnh.
Thiết kế ra một mẫu xe để đem triển lãm ở Châu Âu rất dễ dàng. Nhưng để làm ra chiếc xe ấy người ta chỉ tốn có $20.000, anh phải mất đến $ 40.000 thì giá trị thặng dư ở đâu?Bởi lẻ bất cứ cái gì anh cũng phải mua ,phải thuê chứ không tự làm ra được.
Phạm Nhật Vượng chắc phải biết là để bán được một chiếc xe hơi ở các nước pháp trị không hề là điều đơn giản. Anh phải xây dựng được một hệ thống đại lý, hệ thống bảo hành khắp nước Mỹ và các quốc gia châu Âu. Ngoài ra anh phải có một đội ngũ luật sư hùng hậu để đối mặt về các vấn đề pháp lý xảy ra hàng ngày đến từ các vụ tai nạn liên quan đến kỷ thuật, phụ tùng xe.
Tại sao nhiều thương hiệu xe hơi lớn sẵn sàng thu hồi hàng trăm ngàn chiếc xe bất chấp thiệt hại để đảm bảo hình ảnh thương hiệu khi gặp lỗi một bộ phận nào đó dù rất nhỏ của chiếc xe? Bởi vì họ biết nếu thua kiện khi có tai nạn xảy ra thì báo chí của xứ dân chủ sẽ dìm thương hiệu của họ xuống tận bùn đen . Chỉ cần quan toà gõ búa là doanh số xe bán ra sụt giảm và sau đó là các đại lý thi nhau bỏ chạy dẫn đến phá sản.
Chưa kể cùng giá trị , chất lượng tương đương nhưng dân các nước dân chủ sẽ chọn mua những thương hiệu uy tín , lâu năm của các nền dân chủ. Bởi họ biết các thương hiệu này sẽ dễ dàng bồi thường cho họ để giữ giá trị hình ảnh. Nhưng khi nghe thương hiệu đó đến từ một nước độc tài, chuyên ngủ gật ở LHQ, chạy làng ở các toà án quốc tế thì người ta không dám đánh cược tính mạng và tiền của mình vào một chiếc xe mà tập đoàn chủ quản có thể phá sản bất cứ lúc nào vì các vụ kiện.
Phúc Niễng vẫn còn quá non trên trường quốc tế. Người dân thế giới chứ không phải dân Việt đi đâu cũng ca điệp khúc đầu tàu, công nghệ 4.0 là lừa được họ. Nghe đến độc tài mà lại độc tài cộng sản người ta sẽ xách dép chạy dài. Vì vậy muốn bán được xe phải làm ơn cải cách thể chế thành dân chủ và pháp trị trước.
Còn không Vinfast cứ chuẩn bị nón mà đi ăn mày.
Không có nhận xét nào